CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM

  • Tự Động Hoá
  • Máy Tự Động
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Siêu Định Vị Là Gì? Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Tháng Một 15, 2023 by D&P VIỆT NAM Leave a Comment

Khi chúng ta thiết kế quy trình gia công cơ khí trong công nghệ chế tạo máy thì việc quan trọng nhất chúng ta cần biết đó là siêu định vị, lúc tôi mới làm về quy trình gia công cơ khí thì không biết siêu định vị là gì, và ảnh hưởng nó thế nào đến gia công thì bài viết này tôi sẽ nêu rõ vấn đề trên cho các bạn hiểu

Danh Mục Bài Viết

  • Siêu định vị là gì
  • Các bậc tự do của chi tiết cần được định vị khi gia công
  • Ứng dụng nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết gia công
  • Một số lưu ý khi định vị chi tiết gia công

Siêu định vị là gì

Siêu định vị là một thuật ngữ trong ngành công nghệ chế tạo máy giống như là định vị quá nhiều vậy đó, nói rõ hơn là siêu định vị là chúng ta định vị trùng bậc, có nghĩa là ví dụ ta chống xoay trục ox, một lát sau ta lại định vị chống xoay trục ox môt lần nữa

Nhưng các bạn phải hiểu rõ, siêu định vị là định vị bị trùng bậc chứ không phải chỉ có định vị 7 bậc, vì có rất nhiều bạn hiểu nhầm là định vị 7 bậc mới siêu định vị, điều đó là không phải, 4 bậc vẫn có siêu định vị, vì 1 bậc được định vị 2 lần

Siêu định vị sẽ gây ra hậu quả gì 

Siêu định vị làm cho chi tiết, đồ gá biến dạng,cong vênh nên gây ra sai số gia công rất lớn.

Nên trong gia công phải đặt biệt chú ý đến điều này nhé

Người ta dùng nguyên tắc 6 điểm để định vị chi tiết gia công (sáu bậc tự do chuyển động của chi tiết). Khi đó coi chi tiết như một vật rắn tuyệt đối và đặt nó trong hệ tọa độ Đề – các…

Các bậc tự do của chi tiết cần được định vị khi gia công

Một vật rắn tuyệt đối trong không gian có sáu bậc tự do chuyển động, khi ta đặt nó trong hệ tọa độ Đề-các (không gian ba chiều) như hình sau:

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Khi đặt một khối lập phương trong hệ tọa độ Đề-các, ta có thể thấy các chuyển động trên được khống chế như sau:

+ Mặt phẳng Oxy khống chế ba bậc tự do. Điểm 1 khống chế bậc tự do tịnh tiến dọc trục Z; Điểm 2 khống chế bậc tự do quay quanh trục X; Điểm 2 khống chế bậc tự do quay quanh trục Y.

+ Mặt phẳng Oyz khống chế hai bậc tự do. Điểm 4 khống chế bậc tự do tịnh tiến dọc trục X. Điểm 5 khống chế bậc tự do quay quanh trục Z.

+ Mặt phẳng Oxz khống chế một bậc tự do. Điểm 6 khống chế bậc tự do tịnh tiến dọc trục Y.

Cần chú ý rằng mỗi mặt phẳng đều có khả năng khống chế 3 bậc tự do, nhưng ở những mặt phẳng YOZ và XOZ chỉ cần khống chế hai và một bậc tự do vì có những bậc tự do ở mặt này có thể khống chế thì ở mặt XOY đã khống chế rồi.

Như vậy 6 bậc tự do chuyển động của vật thể rắn tuyệt đối đã được khống chế hay nói cách khác ta đã xác định được vị trí duy nhất của vật thể rắn trong không gian và chỉ một vị trí mà thôi. Nếu chỉ cần để cho vật thể được chuyển động theo một bậc tự do nào đó thì vật thể đó sẽ có vô số vị trí và do đó không có vị trí cố định trong không gian.

Ứng dụng nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết gia công

Người ta dùng nguyên tắc 6 điểm trên để định vị chi tiết gia công. Khi đó coi chi tiết như một vật rắn tuyệt đối và cũng đặt nó trong hệ tọa độ Đề-các.

Vì vậy nguyên tắc sáu điểm khi định vị chi tiết có thể phát biểu như sau: Để định vị hoàn toàn phôi (hoặc chi tiết) trong đồ gá cần phải tạo sáu điểm tỳ bố trí trên các mặt chuẩn của phôi (hoặc chi tiết) để khống chế 6 bậc tự do chuyển động (3 tịnh tiến và 3 quay) trong hệ tọa độ Đề-các.

Trong thực tế không phải lúc nào người ta cũng định vị hết cả sáu điểm mà tùy theo yêu cầu gia công ở từng nguyên công mà số bậc tự do định vị có thể từ 1 đến 6.

Ví dụ:

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Chỉ cần hạn chế 1 bậc tự do: trong công nghệ mài bi cầu.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Chỉ cần hạn chế 2 bậc tự do: trong công nghệ mài bi đũa.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Chỉ cần hạn chế 3 bậc tự do: phay mặt phẳng B đạt kích thước H±0,1 và song song với mặt phẳng A.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Chỉ cần hạn chế 4 bậc tự do: phay rãnh then suốt dọc chi tiết trụ, đảm bảo kích thước h và đối xứng qua tâm

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Chỉ cần hạn chế 5 bậc tự do: phay bậc suốt dọc chi tiết, đảm bảo kích thước M và N

Số điểm định vị còn phụ thuộc vào kích thước của bề mặt được định vị, vào các mối lắp giữa bề mặt định vị của chi tiết với các bề mặt của đồ định vị. Ví dụ:

Một mặt phẳng tương đương 3 điểm (khống chế 3 bậc tự do)
Một khối V ngắn (L << D, L = chiều dài tiếp xúc của khối V với mặt trụ chuẩn của chi tiết; D = đường kính của mặt trụ chuẩn) tương đương 2 điểm.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Một khối V dài (L > D, L = chiều dài tiếp xúc của khối V với mặt trụ chuẩn của chi tiết; D = đường kính của mặt trụ chuẩn) tương đương 4 điểm.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Một khối V ngắn tương đương 1 điểm. Một chốt trụ ngắn (L<< D, L = chiều dài tiếp xúc của chốt với lỗ chuẩn của chi tiết; D= đường kính của lỗ chuẩn)  tương đương 2 điểm.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Một số lưu ý khi định vị chi tiết gia công

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

Mối lắp giữa bề mặt chi tiết được định vị và đồ định vị. Ví dụ: khi định vị bằng chốt trụ dài, nếu mối lắp có khe hở thì số điểm định vị không còn là 4 nữa; vì khi đó chi tiết có thể dịch chuyển và quay tương đối với chốt.

Trường hợp 1 bật tự  do được khống chế nhiều lần gọi là siêu định vị. Ví dụ: dùng chốt trụ dài, mà mặt phẳng ở dưới lại định vị 3  bậc tự do nữa, trường hợp này là siêu định vị (hình b, c) vì có hai bậc tự do 2 lần (3 điểm mặt phẳng + 4 điểm mặt trụ dài = 7 điểm, mà thực chất còn một bậc tự do quay quanh tâm của chốt chưa khống chế).

Lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp: hoặc chi tiết bị cong vênh (hình b) hoặc đồ định vi sẽ hư hỏng (hình c). Nguyên nhân là do sai số không thẳng góc của lỗ chi tiết với mặt đầu lỗ hoặc của chốt định vị với mặt tỳ dưới của chốt không bằng nhau dưới tác dụng của lực kẹp.

Khi định vị phải hạn chế đủ bậc tự do cần thiết khi định vị; Không nên hạn chế thừa bậc tự do cần thiết, vì như thế đồ gá sẽ phức tạp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi gá đặt, để giảm thời gian phụ, nâng cao năng suất, người ta có thể hạn chế đủ sáu bậc tự do khi định vị.

Nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Keo AB Là Gì? Hiểu Về Keo AB Chi Tiết Nhất
Máy SMT | Dây chuyền SMT | Giải pháp máy SMT tự động
Dây chuyền sản xuất công nghiệp tự động với cánh tay robot

Filed Under: Giải Ngố

Bài viết trước: « Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu công nghiệp hóa ở Việt Nam
Bài viết tiếp theo: Tự động hóa là gì? 5+ Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?
  • Cách hàn mig như thế nào là chuẩn nhất? Lưu ý khi dùng máy hàn mig?
  • Cách hàn Tig thông dụng nhất hiện nay? Hàn Tig với que bù sao cho đẹp?
  • Cách hàn ống nhiệt là gì? Hướng dẫn hàn ống nhiệt chi tiết nhất!
  • Cách hàn cell pin chi tiết, dễ thực hiện! Top 5 máy hàn cell pin tốt nhất hiện nay!
  • Cao su nhân tạo là gì? Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu?
  • Công nghệ chế tạo phôi là gì? Hiện nay có những phương pháp chế tạo phôi nào?
  • Công nghệ 5.0 là gì? Ứng dụng công nghệ này trong cuộc sống như thế nào?
  • Bản vẽ lắp là gì? Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
  • Người Máy Công Nghiệp Là Gì? 5+ Công Dụng Tuyệt Vời Của Người Máy Công Nghiệp
  • Vệ Sinh Công Nghiệp Là Gì? Top 5 Hạng Mục Vệ Sinh Công Nghiệp Phổ Biến

Danh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Footer

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?

Anh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Thông Tin Về D&P

  • CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM
    Địa chỉ: Số 12, tổ 3, đường Tình Quang, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    MST: 0106692449
    Người đại diện: Chu việt cường
    Số điện thoại: 84-024-3657 7296
    Hotline: 0858875775
    Email: peter.chuviet@gmail.com

Copyright © 2023 · CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM