CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM

  • Tự Động Hoá
  • Máy Tự Động
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ kỹ thuật

Tháng Một 15, 2023 by D&P VIỆT NAM Leave a Comment

Bản vẽ kỹ thuật diễn tả chính xác hình dạng của chi tiết máy móc hay công trình cần thể hiện, dưới dạng nét vẽ. Ngoài việc diễn tả được ý tưởng của người thiết kế, bản vẽ kỹ thuật còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn là điều kiện để hoàn thiện sản phẩm này. Vậy những tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ kỹ thuật là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Danh Mục Bài Viết

  • Phép chiếu không gian
  • Bố trí hình chiếu trên bản vẽ
  • Quy định về đường nét bản vẽ kỹ thuật
  • Tỷ lệ bản vẽ
  • Khung hình vẽ kỹ thuật
  • Khung tên trên bản vẽ
  • Quy định về ghi kích thước bản vẽ
  • Ký hiệu độ nhám bản vẽ
  • Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật

Phép chiếu không gian

Bản vẽ kỹ thuật – Wikipedia tiếng Việt

Bản vẽ bao gồm các loại hình biểu diễn, đó là: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt. Để biểu diễn đầy đủ các loại hình này, người ta phải sử dụng đến phép chiếu.

Phép chiếu được hiểu là quá trình vẽ hình biểu diễn của một vật thể lên mặt phẳng. Phép chiếu bao gồm các yếu tố như: tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu và tia chiếu. Thông thường, người ta sử dụng phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song để biểu diễn hình chiếu của vật thể.

Bố trí hình chiếu trên bản vẽ

Hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể bằng mắt thường gọi là hình chiếu. Người xem sẽ dựa vào các hình chiếu này để hiểu rõ hơn về vật thể. Một vật thể bao gồm các hình chiếu sau:

  • Hình chiếu đứng: nhìn từ phía trước vật thể
  • Hình chiếu cạnh: nhìn từ bên trái vật thể
  • Hình chiếu bằng: nhìn từ phía trên vật thể xuống

Quy định về đường nét bản vẽ kỹ thuật

  • Nét cơ bản liền đậm: biểu diễn đường bao thấy của vật thể, bề rộng từ 0.5-1.4mm
  • Nét đứt: thể hiện đường bao khuất của vật thể, độ dài nét đứt từ 2-8mm, thống nhất trên cùng bản vẽ
  • Nét chấm gạch mảnh: thể hiện đường trục, đường tâm, có độ dài từ 5-30mm, bền rộng bằng 1/2 hoặc 1/3 nét cơ bản
  • Nét liền mảnh: dùng để ghi kích thước và các đường going
  • Nét cắt: thể hiện vết của mặt phẳng cắt, bề rộng từ 1-1.5 lần nét cơ bản

Tỷ lệ bản vẽ

Tất cả vật thể trên cùng một bản vẽ phải đều được vẽ theo một tỷ lệ nhất định, đã quy ước từ trước. Trên thực tế, tỷ lệ bản vẽ tốt nhất nên là 1:1, vật thể sẽ không khác gì so với kích thước ban đầu. Ngoài ra, người thiết kế có thể sử dụng theo tỷ lệ thu nhỏ hoặc tỷ lệ phóng to cho phù hợp.

Khung hình vẽ kỹ thuật

Bất kỳ một bản vẽ kỹ thuật nào cũng đều có khung hình vẽ. Khung hình vẽ được thể hiện bằng nét cơ bản, cách mép tờ giấy một khoảng 5mm, cạnh trái cách mép tờ giấy từ 15-20mm. Khổ giấy được lựa chọn để thiết kế bản vẽ thường là giấy A0, A1, A2, A3, A4.

Khung tên trên bản vẽ

Khung tên trên bản vẽ bao gồm các nội dung về sản phẩm được biểu diễn cũng như những thành viên tham gia hoàn thành bản vẽ.

Khung tên đặt tại vị trí dọc theo cạnh của khung vẽ, góc bên phải phía dưới. Khổ giấy A4 có khung tên đặt theo cạnh ngắn còn khổ giấy khác thì đặt theo cạnh dài của bản vẽ.

Tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ kỹ thuật - Thiết bị tự động hóa D&P Việt Nam
Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Quy định về ghi kích thước bản vẽ

Độ lớn của chi tiết sẽ được biểu diễn bằng con số. Người thiết kế sẽ ghi chúng trên đường kích thước và ghi vào khoảng giữa.

Ký hiệu độ nhám bản vẽ

Bề mặt của chi tiết thường không nhẵn do quá trình gia công. Những vết lồi lõm này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, bề mặt sản phẩm càng nhẵn thì càng ít ma sát, hiệu suất làm việc cao hơn và khả năng chống ăn mòn tốt hơn.

Để chọn độ nhám bề mặt cần căn cứ vào công dụng của chi tiết cũng như tính toán đến giá thành của chúng. Giá thành càng cao thì độ chính xác càng cao, đồng nghĩa độ nhám bề mặt càng giảm.

Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật

Đọc bản vẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về hình dạng của chi tiết theo hình chiếu trên bản vẽ, xác định chính xác kích thước chi tiết, độ nhám bề mặt và các số liệu khác. Trình tự đọc bản vẽ như sau:

  • Đọc khung tên bản vẽ
  • Xác định hình chiếu chính và các hình chiếu phụ
  • Phân tích hình chiếu để hình dung chi tiết một cách cụ thể
  • Phân tích kích thước và độ nhám của chi tiết

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật chi tiết nhất và đầy đủ nhất. Bộ tiêu chuẩn này là căn cứ giúp người đọc dễ hiểu và có thể tiếp cận với bất kỳ loại bản vẽ kỹ thuật nào. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn

Filed Under: Thị Trường, Tổng Hợp

Bài viết trước: « Ngành sản xuất giày dép ở Việt Nam hiện nay
Bài viết tiếp theo: Phương pháp gia công cắt dây »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?
  • Cách hàn mig như thế nào là chuẩn nhất? Lưu ý khi dùng máy hàn mig?
  • Cách hàn Tig thông dụng nhất hiện nay? Hàn Tig với que bù sao cho đẹp?
  • Cách hàn ống nhiệt là gì? Hướng dẫn hàn ống nhiệt chi tiết nhất!
  • Cách hàn cell pin chi tiết, dễ thực hiện! Top 5 máy hàn cell pin tốt nhất hiện nay!
  • Cao su nhân tạo là gì? Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu?
  • Công nghệ chế tạo phôi là gì? Hiện nay có những phương pháp chế tạo phôi nào?
  • Công nghệ 5.0 là gì? Ứng dụng công nghệ này trong cuộc sống như thế nào?
  • Bản vẽ lắp là gì? Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
  • Người Máy Công Nghiệp Là Gì? 5+ Công Dụng Tuyệt Vời Của Người Máy Công Nghiệp
  • Vệ Sinh Công Nghiệp Là Gì? Top 5 Hạng Mục Vệ Sinh Công Nghiệp Phổ Biến

Danh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Footer

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?

Anh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Thông Tin Về D&P

  • CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM
    Địa chỉ: Số 12, tổ 3, đường Tình Quang, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    MST: 0106692449
    Người đại diện: Chu việt cường
    Số điện thoại: 84-024-3657 7296
    Hotline: 0858875775
    Email: peter.chuviet@gmail.com

Copyright © 2023 · CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM