CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM

  • Tự Động Hoá
  • Máy Tự Động
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Điện Công Nghiệp Là Gì? Những Cơ Hội Và Khó Khăn Ngành Điện Công Nghiệp

Tháng Ba 8, 2023 by Thu Hường Leave a Comment

Như các bạn đã biết, vai trò của ngành điện hiện nay ngày càng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hãy tưởng tượng nếu như hệ thống điện tại khu dân cư của bạn gặp trục trặc thì việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của từng cá nhân trong khu dân cư. Nghiêm trọng hơn thế nếu như hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy xảy ra vấn đề thì sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về cả người và của. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn điện công nghiệp là gì? Những cơ hội và khó khăn của ngành điện công nghiệp để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

Danh Mục Bài Viết

  • Tìm Hiểu Ngành Điện Công Nghiệp Là Gì?
  • Một Số Nội Dung Cần Nắm Bắt Của Ngành Điện Công Nghiệp
    • Đặc trưng của ngành điện công nghiệp
    • Khả năng chuyên môn trong ngành điện công nghiệp
  • Tương Lai Của Ngành Điện Công Nghiệp
  • Làm Nghề Điện Công Nghiệp Cần Những Yêu Cầu Gì?
    • Yêu cầu về sức khỏe
    • Yêu cầu về kiến thức
  • Những Cơ Hội Và Khó Khăn Ngành Điện Công Nghiệp
    • Cơ hội
    • Khó khăn

Tìm Hiểu Ngành Điện Công Nghiệp Là Gì?

Điện công nghiệp ở đây chính là ngành công nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Lý do bởi ngành điện công nghiệp phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sinh hoạt, sản xuất của con người. Ngành điện công nghiệp còn giúp đảm bảo được sự vận hành ổn định cũng như an toàn của nguồn điện. Đồng thời, ngành điện công nghiệp còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng điện.

Ngành điện công nghiệp chính là sự kết hợp giữa điện tử dân dụng cùng với điện tử của máy tính. Để có thể làm việc trong ngành điện công nghiệp thì bạn cần phải học theo các chuyên ngành về điện công nghiệp tại những trường đại học và cao đẳng.

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng kỹ sư điện công nghiệp hoặc những ngành học liên quan điển hình như điện tử công nghiệp. Bên cạnh đó, nếu như học viên theo học tại các trung tâm, cơ sở đào tạo sửa chữa điện công nghiệp cũng có thể hành nghề này.

Một Số Nội Dung Cần Nắm Bắt Của Ngành Điện Công Nghiệp

Sau khi hiểu được khái niệm của điện công nghiệp là gì thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nội dung của ngành này nhé!

Đặc trưng của ngành điện công nghiệp

Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên phân tích các hoạt động của đa dạng hệ thống phát và truyền tải cũng như phân phối và tiêu thụ điện. Đồng thời, các hệ thống khác điển hình như hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, an toàn điện và hệ thống chống sét.

Người học nghề điện công nghiệp lúc này sẽ được trang bị kiến thức để có thể thiết kế cũng như triển khai và xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng cho toàn khu dân cư, các hệ thống điện và các khu công nghiệp.

Học điện công nghiệp sẽ biết tính toán, sửa chữa, thiết kế và phát huy năng suất của thiết bị điện. Đồng thời để có thể đảm bảo được tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống cũng như tiết kiệm được năng lượng. Ngoài ra, học viên còn biết sửa chữa, kiểm tra và vận hành tất cả các loại thiết bị điện, máy biến áp, máy phát điện trong dân dụng và trong công nghiệp.

Khả năng chuyên môn trong ngành điện công nghiệp

Về kiến thức

Kiến thức có được khi theo học ngành điện công nghiệp cũng là yếu tố nhiều học viên quan tâm. Những người theo học ngành điện công nghiệp đều được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu như sau:

  • Nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp trong cuộc sống.

  • Thiết kế hệ thống điện công nghiệp, phân phối điện và truyền tải.

  • Xây dựng hệ thống điện công nghiệp tại các nhà máy để có thể đảm bảo an toàn, hiệu quả cao cùng với chi phí thấp.

  • Kiến thức về máy móc, thiết bị đo điện và thiết bị sử dụng điện.

Về kỹ năng

  • Sử dụng dụng cụ đo và lắp ráp cũng như sửa chữa toàn bộ các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ. Đồng thời là vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, bảo trì động cơ điện 3 pha và vận hành.

  • Khảo sát, vẽ sơ đồ để triển khai dây quấn. Biết thực hiện được quá trình đấu dây cũng như vận hành và quấn dây đa dạng các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra chính xác và các định được cực tính dây quấn máy điện quay.

  • Thiết kế, vận hành và lắp đặt mô hình hệ thống cung điện đối với hộ tiêu thụ, trạm biến áp và đường dây. Bên cạnh đó là nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.

  • Đo lại các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo nguồn điện. Đồng thời biết ứng dụng kỹ năng này trong quá trình thiết kế cũng như vận hành các hệ thống đo.

  • Sử dụng phần mềm Power World Simulator đồng thời là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong Matlab. Từ đó để có thể mô phỏng được các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong điều kiện vận hành và sự cố.

  • Thiết kế hệ thống điện, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, mạng điện phân phối, tác dụng của tụ bù dọc cùng với tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế của hệ thống điện.

  • Lập trình điều khiển bao gồm lập trình vi xử lý cơ bản, lập trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy, PLC cơ bản.

Tương Lai Của Ngành Điện Công Nghiệp

Dù có trải qua thời gian học chính quy hay học nghề hoặc có thể là tự học đi chăng nữa thì học viên sau khi tốt nghiệp ngành điện công nghiệp lúc này đều có khả năng tìm kiếm việc làm cho mình. Do nhu cầu sử dụng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Hơn nữa, nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã mở rộng kinh doanh hoặc tổ chức sản xuất mới trên toàn cả nước. Chính vì vậy nên cần tuyển dụng số lượng lớn các kỹ sư điện công nghiệp và công nhân.

Sau khi đã được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành không chỉ về kỹ năng mà còn là về kinh nghiệm cần thiết thì bạn có thể hoàn toàn làm việc tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp trên toàn quốc. Hoặc bạn có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh về ngành điện công nghiệp riêng.

Những ai có năng lực, kinh nghiệm cũng như chí cầu tiến cao thì có thể trở thành giám đốc, quản lý tại các công ty, trưởng phòng tại nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp sử dụng hệ thống điện công nghiệp. Một số cơ hội nghề nghiệp mà những kỹ sư của ngành điện công nghiệp có thể kể đến như::

  • Tự mở cửa hàng kinh doanh tự do hay làm kỹ thuật viên cho những doanh nghiệp kinh doanh về thiết bị ngành điện, vật tư, điện công nghiệp.

  • Tự mở được cửa hàng sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, máy bơm nước, các loại máy điện và lắp đặt hệ thống điện.

  • Tự mở ra những doanh nghiệp kinh doanh hoặc có thể làm kỹ thuật viên tại các công ty chuyên về lĩnh vực điện. Bạn có thể làm việc tại các công trình từ dân dụng đến làm việc tại các tòa nhà, khách sạn khi có nhu cầu và mong muốn.

  • Tham gia làm việc tại những bộ phận quản lý, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, vận hành được các nhà máy sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ và dệt may.

  • Làm việc tại các trung tâm và nhà máy sản xuất điện điển hình như nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

Làm Nghề Điện Công Nghiệp Cần Những Yêu Cầu Gì?

Để có thể thực hiện được những công việc trong ngành điện nói chung cũng như ngành điện công nghiệp nói riêng thì bạn cần phải đạt được những yêu cầu từ nghề. Vật yêu cầu quan trọng của nghề điện công nghiệp là gì? Để có thể theo đuổi được công việc này thì chắc chắn bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định.

Yêu cầu về sức khỏe

Điện công nghiệp là ngành nghề cần phải đi khảo sát thực tế cũng như di chuyển trên nhiều địa hình phức tạp. Nhiều khi ngành điện công nghiệp phải làm việc ngoài trời hoặc là trên cao, bạn phải mang theo những thiết bị dụng cụ và trực tiếp thực hiện quá trình đấu nối điện. Môi trường làm việc gần khu vực có điện áp lớn và cực kỳ nguy hiểm. Do vậy, những người theo ngành này cần phải có sức khỏe và sự khéo léo một cách cẩn thận.

Yêu cầu về kiến thức

Yêu cầu về kiến thức của ngành công nghiệp điện cũng là một trong những điều được nhiều người quan tâm. Người theo nghề điện công nghiệp cần phải nắm vững được những kiến thức về ngành học. Học viên cần có thêm hiểu biết về nguyên tắc cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. biết về nguyên lý hoạt động và cách vận hành của hệ thống máy móc này trong ngành điện công nghiệp.

Từ đó để có thể biết cách áp dụng vào thực tế, biết lắp ráp, biết xây dựng cũng như vận hành, giám sát và sửa chữa hệ thống điện công nghiệp.

Những Cơ Hội Và Khó Khăn Ngành Điện Công Nghiệp

Cơ hội

Với ngành điện công nghiệp, nếu như bạn đã được trang bị đầy đủ cả kiến thức lẫn thực chiến thì bạn sẽ sở hữu nhiều cơ hội hoàn hảo. Điển hình như:

  • Bạn có thể học nghề nhanh, tham gia được lao động nghề nghiệp chỉ trong vòng 1,5 năm đến 2 năm học thêm những kỹ năng khác.

  • Quá trình học sẽ không đòi hỏi phải tư duy quá nhiều, bạn chỉ cần rèn luyện thao tác một cách chăm chỉ, đồng thời nhanh nhạy thì có thể sớm thành thạo được.

  • Cực kỳ thuận lợi cho nhiều thanh niên cần học để có được việc làm ổn định và kiếm thêm thu nhập cho bản thân.

Khó khăn

Bên cạnh những cơ hội thì ngành điện công nghiệp vẫn còn sở hữu những khó khăn nhất định. Đây cũng là yếu tố khiến nhiều người e ngại khi làm việc này. Đó là:

  • Công nhân điện công nghiệp xây lắp cũng như vận hành hệ thống điện công nghiệp cần phải liên tục làm việc ngoài trời.

  • Đôi khi bạn cần phải làm việc trên những địa hình cực kỳ nguy hiểm và phức tạp.

  • Đi khảo sát thực tế, có thể tham gia đánh giá chất lượng thi công hệ thống điện, cần phải di chuyển giữa các công trình liên tục nên cần yêu cầu sức khỏe tốt, đặc biệt là không say xe.

  • Tai tay khỏe để có thể thực hiện được quá trình đấu nối điện một cách thành thạo.

Vừa rồi, chúng tôi đã giải thích cho bạn điện công nghiệp là gì? Đâu là những cơ hội và khó khăn của ngành điện công nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn chính xác về ngành điện công nghiệp và hiểu rõ được về ngành nghề này.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn

Filed Under: Tổng Hợp

Bài viết trước: « Mách Bạn Các Cách Hàn Đồ Nhựa Bị Nứt Đơn Giản Nhất
Bài viết tiếp theo: Cách Mạng Công Nghiệp Là Gì? Ảnh Hưởng To Lớn Của Cách Mạng Công Nghiệp »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?
  • Cách hàn mig như thế nào là chuẩn nhất? Lưu ý khi dùng máy hàn mig?
  • Cách hàn Tig thông dụng nhất hiện nay? Hàn Tig với que bù sao cho đẹp?
  • Cách hàn ống nhiệt là gì? Hướng dẫn hàn ống nhiệt chi tiết nhất!
  • Cách hàn cell pin chi tiết, dễ thực hiện! Top 5 máy hàn cell pin tốt nhất hiện nay!
  • Cao su nhân tạo là gì? Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu?
  • Công nghệ chế tạo phôi là gì? Hiện nay có những phương pháp chế tạo phôi nào?
  • Công nghệ 5.0 là gì? Ứng dụng công nghệ này trong cuộc sống như thế nào?
  • Bản vẽ lắp là gì? Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
  • Người Máy Công Nghiệp Là Gì? 5+ Công Dụng Tuyệt Vời Của Người Máy Công Nghiệp
  • Vệ Sinh Công Nghiệp Là Gì? Top 5 Hạng Mục Vệ Sinh Công Nghiệp Phổ Biến

Danh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Footer

Bài Viết Mới Nhất

  • Công Nghiệp Nhẹ Là Gì? Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
  • Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Gì? Top 3 Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Phổ Biến
  • Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng, Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn
  • Cách sửa máy lọc không khí cắm nhầm điện tại nhà đơn giản dễ nhất
  • Cách hàn điện đúng chuẩn nhất! Làm sao để hàn điện không bị đau mắt?

Anh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Thông Tin Về D&P

  • CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM
    Địa chỉ: Số 12, tổ 3, đường Tình Quang, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    MST: 0106692449
    Người đại diện: Chu việt cường
    Số điện thoại: 84-024-3657 7296
    Hotline: 0858875775
    Email: peter.chuviet@gmail.com

Copyright © 2023 · CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM