Về dung sai ta phân biệt giữa dung sai kích thước, dung sai hình dạng và dung sai vị trí. Dung sai kích thước dựa trên kích thước dài và góc, dung sai hình dạng và dung sai vị trí dựa trên hình dạng, chẳng hạn như độ phẳng hoặc vị trí, thí dụ như vuông góc.
Khái niệm cơ bản của dung sai kích thước
Cho những kích thước chủ yếu của lỗ (kích thước trong) và trục (kích thước ngoài), người ta sử dụng các khái niệm thống nhất và được chuẩn hóa (Hình 2).Tuy nhiên các ký hiệu viết tắt chỉ được chuẩn hóa một phần.
Kích thước danh nghĩa N là kích thước được ghi trong bản vẽ. Trong cách hiển thị bằng hình ảnh, nó tương ứng với kích thước danh nghĩa của đường không.
Độ lớn của dung sai được quy định bởi sai lệch trên ES cũng như es và sai lệch dưới EI cũng như ei (Hình 3).Các chữ hoa được sử dụng cho lỗ khoan, chữ thường cho trục.Trong cách hiển thị bằng hình ảnh, phạm vi giữa các độ lệch trên và dưới được gọi là miền dung sai.
Vị trí miền dung sai
Vị trí miền dung sai có thể nằm trên, dưới hoặc cả hai phía của đường không (Hình 1).
Thí dụ: Một trục với đường kính danh nghĩa N =80 mm có kích thước giới hạn của dung sai es = -30 µm và ei = -60 µm. Hãy tính kích thước lớn nhất Go , kích thước nhỏ nhất Gu và dung sai T.
Lờigiải: Kíchthước lớn nhất Go Kích thước nhỏ nhất Gu
(Hình2) Go=N+ES Gu= N + ei
Go = 80 mm + Gu = 80 mm +
(- 0,03 mm) (-0,06 mm)
Go = 79,97 mm Gu = 79,94
Dung sai T: hay là:
T=G0-Gu T = es – ei
T = 79,97 mm – T = – 0,03 mm –
79,94 mm (- 0,06 mm)
T = 0,03 mm T = 0,03 mm
Dung sai tổng quát
Dung sai tổng quát được qui định sao cho có thể giữ được trong điều kiện bình thường khi sản xuất.
Người ta phân biệt dung sai tổng quát cho các kích thước dài (Bảng 1), góc, bán kính đường cong và chiều cao mặt vát, cũng như dung sai tổng quát cho hình dạng (Bảng 2) và vị trí. Khi trong bảng vẽ có chỉ dẫn việc sử dụng dung sai tổng quát, điểu này có nghĩa là dung sai tổng quát cũng được áp dụng cho chiều dài hoặc cho hình dạng và vị trí ở những nơi không quy định dung sai.
Khi bảng vẽ có chỉ dẫn việc sử dụng dung sai tổng quát, ví dụ như ghi vào”ISO 2768-m”, dung sai tổng quát cho kích thước chiều dài do đó sẽ có giá trị cho những kích thước trong bảng vẽ, nơi mà dung sai của các kích thước này không được ghi. Dung sai tổng quát cho các kích thước chiều dài là dung sai cộng trừ. Độ lớn của dung sai tổng quát tùy thuộc vào phạm vi kích thước danh nghĩa và bậc dung sai.Chúng được chia theo 4 bậc: dung sai tinh (f), trung bình (m),thô (c), rất thô (v) (Bảng 1).
Thí dụ: Một bản vẽ kích thước theo tiêu chuẩn ISO 2768- m không cho biết dung sai. Kích thước giới hạn cho phép của kích thước danh nghĩa N = 120 mm là bao nhiêu?
Lời giải:Theo Bảng 1: ES = 0,3 mm, EI = -0,3 mm
Go=N+ES= 120 mm + 0,3 mm = 120,3 mm
Gu =N + EI= 120 mm -0,3 mm = 119,7 mm
Dung sai tổng quát cho hình dạng và vị trí bao
gồm các bậc dung sai H, K và L. Chúng quy định sai lệch cho phép của các dạng hình học chính xác hoặc vị trí, nếu trong bản vẽ không có chỉ dẫn về dung sai.
Tuy nhiên việc áp dụng các dung sai tổng quát phải được ghi nhận trong bảng vẽ, thí dụ theo tiêu chuẩn ISO 2768-K. Những ghi nhận về các dung sai tổng quát có giá trị cùng lúc cho các kích thước dài, có thể ghép chung vào với nhau, thí dụ như tiêu chuẩn ISO 2768-mK.
Dung sai tự chọn
Dung sai cũng có thể được xác định thông qua việc tự do lựa chọn (Hình 1, kích thước 1,6 và 63), nếu có yêu cẩu vể chức năng của các chi tiết. Khác với các dung sai tổng quát và dung sai theo tiêu chuẩn ISO, sai lệch được lấy trực tiếp từ bản vẽ.Thông thường cả ba phương pháp chỉ dẫn dung sai sẽ được sử dụng chung trong một bản vẽ.
Dung sai theo chuẩn ISO
Trong dung sai theo chuẩn ISO được quốc tế sử dụng, độ lớn của dung sai và vị trí của nó đối với đường không, được chỉ dẫn qua bậc dung sai đã mã hóa, ví dụ như H7. Chữ cái trong trường hợp này chỉ sai lệch cơ bản, con số chỉ cấp dung sai.
Sai lệch cơ bản xác định vị trí của dung sai với đường không. Cấp dung sai cho thấy độ lớn của dung sai
Độ lớn của dung sai (Hình 3 và 4)
Độ lớn của dung sai phụ thuộc vào cấp dung sai và kích thước danh nghĩa.
Kích thước danh nghĩa và cấp dung sai càng lớn thì dung sai càng lớn.
Vị trí miền dung sai đối với đường không
Vị trí miền dung sai đối với đường không được quy định qua sai lệch cơ bản. Sai lệch cơ bản là độ lệch nằm gần đường không nhất (Hình 1).
Các sai lệch cơ bản cho lỗ (ES, EI) được đặt tên theo các chữ in hoa từ A đến Z, các sai lệch cơ bản cho trục (es, ei) được đặt tên theo các chữ in thường từ a đến z.
Đối với cấp dung sai từ 6 đến 11, sai lệch cơ bản Z cho lỗ được mở rộng thêm với các sai lệch cơ bản ZA, ZB và ZC và sai lệch cơ bản z cho trục được mở rộng với các sai lệch cơ bản za, zb và zc. Trong phạm vi kích thước danh nghĩa đến 10 mm có thêm sai lệch cơ bản CD, EF và FG cũng nhưCD, EF và FG.
Sai lệch cơ bản H và h bằng không. Miền dung sai tương ứng do đó bất đầu từ đường không (Hình 2 và 3).
Kích thước nhỏ nhất cho lỗ ở miền dung sai H bằng kích thước danh nghĩa (Hình 2). Trái lại, ở trục kích thước lớn nhất ở miền dung sai h bằng kích thước danh nghĩa (Hình 2).
Thí dụ: Miền dung sai 25H7 và 25h9 nằm ở vị trí nào đối với đường không?
Lời giải: 25H7 = 25+ 0,021/0
Miền dung sai nằm trên đường không.
25h9 = 25 + 0/-0,025
Miền dung sai nằm dưới đường không.
Độ lệch trên và độ lệch dưới bằng nhau, dung sai nằm đối xứng qua đường không. Sai lệch cơ bản cho dung sai đối xứng này được gọi là JS cho lỗ và js cho trục.
Thí dụ: Xác định độ lệch đối với miền dung sai 80js12
Lời giải: Từ một bảng dung sai cơ bản ta có T = 0,3 mm
Như thế 80js12 = 80 ± 15 mm