Điện tử công nghiệp là một trong những ngành nghề đóng vai trò quan trọng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu không có ngành điện tử công nghiệp thì người dân sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng điện. Tuy nhiên điện tử công nghiệp là gì? Nên hay không nên học điện tử công nghiệp? Ngay bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết về điện tử công nghiệp nhé!
Tìm Hiểu Điện Tử Công Nghiệp Là Gì?
Sản xuất công nghiệp đều phải dựa trên nguồn năng lực chủ yếu chính là điện đã được phát triển trong gần một thế kỷ. Điều này sẽ tạo điều kiện ra đời một công việc mà những người thực hiện công việc này sẽ chịu trách nghiệm thiết kế, sửa chữa cũng như cài đặt. Đó chính là những kỹ sư điện tử công nghiệp hay cũng có thể là người làm nghề điện tử công nghiệp.
Ngành điện tử công nghiệp được hiểu chính alf công việc mà ở đó các kỹ sư điện tử thực hiện những thao tác bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra đa dạng các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất. Đồng thời chính là mạch điện tử từ cơ bản cho đến mạch điện tử trong bộ điều khiển.
Kỹ sư điện tử công nghiệp sẽ chính là người trực tiếp bảo dưỡng cũng như kiểm tra, sửa chữa tất cả các mạch điện, đa dạng những thiết bị điện tử công nghiệp hoặc có thể là bộ điều khiển khởi động, bộ mạch kỹ thuật sử dụng bằng các công nghệ chuyên dụng điển hình như bộ vi xử lý hay IC.
Không chỉ có vậy mà họ còn có thể thực hiện những công việc cực kỳ quan trọng đó chính là lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp hoặc có thể là trong dây chuyền công nghệ, sửa chữa cùng với bảo dưỡng toàn bộ dụng cụ liên quan tới mạch điện và điện hoặc là thiết bị điện,…
Những tiến bộ nhanh trong công nghệ đã được hệ thống hóa xử lý công nghiệp của nhà máy, quá trình hoạt động của các loại máy móc đã từng bước dần được chuyển từ cơ giới hóa sang tự động hóa. Tự động hóa diễn ra ngày một nhiều, do đó đã yêu cầu kỹ thuật viện điện tử công nghiệp không chỉ giới hạn tại mức độ điện mà lúc này đã mở rộng ra cả công nghiệp với tự động hóa.
Nhất là đối với một hệ thống cơ giới hóa luôn cần đến sự can thiệp của con người để có thể vận hành máy móc bằng tay. Khi những công nghệ điều khiển mới được phát triển, tự động hóa máy tính lúc này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu cũng như độ chính xác về mặt chất lượng cùng với hiệu suất công việc ngày càng tăng cao. Tự động hóa chính là công việc quan trọng trong hệ thống đa dạng những công việc cụ thể của điện tử công nghiệp.
Ngành Điện Tử Công Nghiệp Và Thực Trạng Tại Việt Nam
Công nghiệp điện tử ở Việt Nam đóng vị trí then chốt cho nền kinh tế, đồng thời nó có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến đa dạng các công nghiệp khác. Công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam được thống kê là chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Đa dạng các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử tin học của nước ta chủ yếu sẽ là linh kiện điện tử, tivi, máy tính, điện thoại,…
Bên cạnh đó, số lượng việc làm trong ngành CN điện tử đã tăng lên 7 lần trong vòng 8 năm. Từ 46.000 lao động trong năm 2005 lên 327.000 lao động, đồng thời khoảng 500.000 lao động vào năm 2016. Trong những năm trở lại đây, điện tử công nghiệp của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành điểm đến của đa dạng các doanh nghiệp công nghệ lớn điển hình như LG, Samsung, Intel,…
Đặc biệt là từ năm 2015, Việt Nam ta chính là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên toàn thế giới. Đồng thời Việt Nam được đánh giá lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Năm 2017 thì kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam sẽ dự kiến vượt ngưỡng khoảng 70 tỷ USD.
Ngành Điện Công Nghiệp Và Điện Tử Công Nghiệp Có Gì Khác Nhau?
Điện công nghiệp và điện tử công nghiệp là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn nhưng vẫn có một số người nhầm lẫn. Dưới đây, chúng tôi sẽ so sánh sự khác nhau giữa điện tử công nghiệp và điện công nghiệp nhé!
Ngành điện công nghiệp
Khi theo học ngành điện công nghiệp, bạn sẽ được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống điện công nghiệp. Từ đó, người học sẽ có thể thiết kế hệ thống điện công nghiệp và truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện tới những đơn vị cần sử dụng. Đồng thời, nắm bắt được những kiến thức để có thể xây dựng được hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy để có thể đảm bảo an toàn, chất lượng cao và chi phí thấp.
Ngành điện tử công nghiệp
Điện tử công nghiệp chính là chuyên ngành được kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính. Người học lúc này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về những thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển công nghiệp, mạng, truyền dữ liệu, cấu trúc máy tính, cài đặt cùng với quản trị mạng. Nhờ đó mà học viên sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách để có thể kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, mạch điện tử cơ bản, hệ thống điện tử cho đến các mạch điện tử trong bộ điều khiển.
Ngành Điện Tử Công Nghiệp Được Học Những Gì?
Nhiều người sẽ băn khoăn rằng không biết điện tử công nghiệp là học những gì? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những những kiến thức bạn được học về ngành này nhé!
-
Những kiến thức cơ bản về mặt kỹ thuật để có thể phân tích các hiện tượng điển hình như hư hỏng của hệ thống điện hoặc thiết bị điện.
-
Nắm vững được cấu tạo, ứng dụng, nguyên lý hoạt động của cách mạch điện tử cơ bản cũng như các mạch điện chuyên biệt được sử dụng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
-
Biết và hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp và trong các dây chuyền công nghiệp.
-
Biết và hiểu được nguyên lý hoạt động chính xác của mạch điện, các thiết bị điện tử trong thiết kế cũng như kiểm tra và sửa chữa.
-
Biết thiết kế mạch điện thay thế và mạch điện ứng dụng. Có khả năng đáp ứng được đa dạng các yêu cầu công việc sửa chữa, cải thiện chế độ làm việc của hầu hết các thiết bị điện tử công nghiệp.
-
Người học sẽ biết cách vận hành được các thiết bị điện tử, thiết bị điện trong các dây chuyền công nghiệp.
-
Học viên biết được cách bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử theo đúng yêu cầu của công việc.
-
Học viên có thể biết cách lắp đặt, kết nối đa dạng các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
-
Biết cách tổ chức, sắp xếp và quản lý nhóm thợ trong những hoạt động tổ chức nhóm, hướng dẫn nghề cho đa dạng những người thợ có trình độ thấp hơn.
Vậy học điện tử công nghiệp khó hay dễ? Nhìn chung thì học ngành điện tử công nghiệp sẽ không quá khó nếu như bạn cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, chăm chỉ và ham học hỏi về ngành nghề của mình.
Điện Tử Công Nghiệp Ra Làm Gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc không biết học ngành điện tử công nghiệp mai sau ra trường làm gì? Như chúng tôi đã nhắc bên trên, ngành điện tử công nghiệp trang bị cho sinh viên đa dạng các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt cũng như quản trị mạng. Khi tốt nghiệp thì học viên lúc này sẽ nắm vững được những kiến thức quan trọng trong ngành nghề và biết cách để áp dụng vào thực tiễn.
Vậy học điện tử công nghiệp thì ra trường làm gì? Học xong bạn có thể trở thành một kỹ thuật viên điện tử công nghiệp, sửa chữa, thợ bảo dưỡng hay thợ điện. Có thể nhận thấy rằng, học viên của ngành điện tử công nghiệp này sẽ dễ dàng tìm được công việc tại các công ty hay xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, nhà máy,…
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm ra được các công việc liên quan đến các thiết bị điện tử, các cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, các trung tâm, các nơi sửa chữa đồ điện tử, viện nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo chuyên về ngành này.
Nên Hay Không Nên Học Điện Tử Công Nghiệp?
Điện tử công nghiệp được biết đến là ngành công nghiệp trẻ sở hữu tốc độ tăng trưởng cực nhanh. Người ta thường nói rằng, điện tử tin học chính là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của toàn các nước trên thế giới. Thực tế cho thấy, đây cũng là ngành nghề sở hữu tiềm năng phát triển, đồng thời nó có nhu cầu về nhân lực cao. Đặc biệt, ngành học này sở hữu đa dạng các ưu điểm khác nhau. Do đó thì điện tử công nghiệp chính là ngành cực kỳ xứng đáng để theo học.
-
Thời gian đào tạo cho ngành điện tử công nghiệp khá ngắn, học viên chỉ cần học từ 2 đến 2,5 năm. Nếu như bạn theo học đại học ngành này thì thời gian có thể kéo dài từ 4-5 năm.
-
Học phí của ngành điện tử công nghiệp là ngành thuộc lại thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng người học. Mức thu nhập của ngành này thuộc vào mức khá. Nếu như bạn có kỹ năng tốt thì mức lương sẽ được nâng cao đáng kể.
-
Trong quá trình học, thời lượng thực hành của ngành này sẽ chiếm đến 70%. Điều này sẽ giúp học viên có thể nắm vững được các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đáp ứng được các yêu cầu của công việc trong thực tế.
-
Thị trường lao động Việt Nam đã ở tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Chính vì vậy, học viên của ngành sẽ có lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường nhân lực này. Theo thống kê thì điện công nghiệp được xếp trong top 3 nhóm ngành có nhu cầu nhân sự cao nhất trong năm qua. Đặc biệt là nhân sự trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
Qua đây, chúng ta đã thật sự hiểu rõ về điện tử công nghiệp là gì? Thực trạng ngành nghề tại Việt Nam. Nên hay không nên học điện tử công nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất, chính xác nhất về ngành điện tử công nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đừng quên truy cập trang web của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về công nghiệp tại Việt Nam nhé!