Trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước thì công nghiệp nhẹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Đây được biết đến là ngành phục vụ chủ yếu cho đời sống xã hội, sinh hoạt đồng thời là góp phần đem lại những chuyển biến tích cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên công nghiệp nhẹ là gì? Đặc điểm công nghiệp nhẹ ra sao? Đâu là những ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam? Ngay bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những điều liên quan đến công nghiệp nhẹ.
Tìm Hiểu Công Nghiệp Nhẹ Là Gì?
Công nghiệp nhẹ được biết đến là lĩnh vực công nghiệp tập trung sản xuất cũng như cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Hầu hết tất cả các ngành công nghiệp nhẹ hiện nay đều ít tập trung tư bản so với ngành công nghiệp nặng. Đặc biệt, ngành công nghiệp nhẹ không tác động quá lớn đối với môi trường. Do vậy, công nghiệp nhẹ thường được phân bố rộng rãi tại các nơi tập trung đông dân cư.
Thực tế cho thấy, các ngành công nghiệp nhẹ sẽ thiên về vấn đề cung cấp hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng hơn so với việc phục vụ các doanh nghiệp. Các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đều hướng đến mục đích sử dụng của con người trong đời sống ngày nay.
Đặc Điểm Nổi Bật Của Ngành Công Nghiệp Nhẹ
Nhắc đến điểm nổi bật của các ngành công nghiệp nhẹ thì chúng ta sẽ không thể bỏ qua những yếu tố dưới đây:
-
Phân bố tập trung gần các KDC hoặc trong các khu đất công nghiệp.
-
Các ngành công nghiệp nhẹ đều cần đến nhiều nguồn lao động, đồng thời là làm việc trong một không gian rộng lớn.
-
Mức độ ô nhiễm của ngành công nghiệp nhẹ thấp bởi ít tác động xấu đến môi trường bên ngoài.
-
Mục đích của các ngành công nghiệp nhẹ chính là sản xuất hàng hóa tiêu dùng, đồng thời là phân phối ra thị trường bán lẻ.
-
Thành phẩm đối với ngành công nghiệp nhẹ luôn cần phải chú trọng về đặc tính vật lý, từ đó nhằm thu hút người tiêu dùng.
-
Chi phí đầu tư đối với công nghiệp nhẹ là tương đối thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh chóng hơn so với những ngành công nghiệp nặng.
Tổng Hợp 8 Ngành Công Nghiệp Nhẹ Tại Việt Nam
Chế biến thực phẩm
Đầu tiên chúng ta phải nhắc đến ngành chế biến thực phẩm. Đây được đánh giá là ngành chịu trách nhiệm trong quá trình vận hành, sản xuất cũng như chế biến nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật để có thể tiêu thụ trên thị trường. Phổ biến nhất trong ngành chế biến thực phẩm đó chính là sản xuất các loại thực phẩm ngọt, bánh mì, thịt chế biến, sản phẩm đóng hộp,…
Chính sự đa dạng và phòng phí về sản phẩm và nhu cầu sử dụng cao đã giúp ngành chế biến thực phẩm này có thể thu hút được nhiều lao động hơn so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào từng sản phẩm mà sẽ có sự khác nhau về phân chia vị trí lao động. Điều này sẽ tương ứng với các bộ phận làm việc điển hình như đóng gói, kỹ thuật viên quản lý,…
Linh kiện điện tử
Theo đánh giá cho thấy, ngành linh kiện điện tử ở đây chính là một trong những ngành công nghiệp nhẹ phổ biến hiện nay. Lĩnh vực này có nhiệm vụ trong việc sản xuất, thiết kế cũng như lắp ráp các mặt hàng điện tử. Mục đích của nó chính là nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước tại các lĩnh vực công nghiệp, quân sự và thương mại,…
Bên cạnh đó, các sản phẩm của ngành điện tử này cũng hỗ trợ rất nhiều đối với ngành công nghiệp khác như ô tô, thông tin liên lạc, đồ gia dụng,… Đặc biệt, đây còn được xem là một trong những ngành công nghiệp nhẹ liên tục có sự cập nhật, thay đổi cũng như điều chỉnh các sản phẩm theo chiều hướng đổi mới, đồng thời sẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời đại 4.0.
Dược phẩm
Dược phẩm chính là ngành công nghiệp nhẹ đã chịu trách nhiệm sản xuất cũng như tiếp thị các loại hóa chất, thuốc có tác dụng cao trong việc điều trị, phòng ngừa các loại bệnh. Bên cạnh đó, các công ty và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dược phẩm sẽ được tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu cũng như phát triển các loại thuốc mới.
Trang thiết bị y tế
Có thể nói rằng, trang thiết bị y tế được biết là ngành công nghiệp nhẹ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp như hiện nay. Minh chứng cho thấy rằng đã có rất nhiều ưu đãi riêng đã được ban hành cho các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng, thiết bị tiệt trùng, thiết bị phục hồi chức năng và công nghệ cao,…
Mỹ phẩm
Nhắc đến nhóm ngành công nghiệp nhẹ đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thì không thể bỏ qua ngành mỹ phẩm. Đây được biết đến là nhóm ngành chuyên sản xuất, cung cấp các mặt hàng về làm đẹp điển hình như chăm sóc da, tóc, cơ thể, nước hoa, đồ trang điểm và nhiều sản phẩm liên quan khác. Thực tế cho thấy thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm có thể vừa phân phối bán lẻ sản phẩm, vừa sản xuất.
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của người dùng ngày càng tăng thì nhóm ngành mỹ phẩm lại càng được đầu tư mạnh mẽ và phát triển. Theo đó thì các sản phẩm làm đẹp cũng được liên tục ra đời, ra mắt để nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Nội thất
Ngành công nghiệp nội thất chính là ngành nghề có nhiệm vụ trong việc thiết kế, sản xuất đa dạng các sản phẩm nội thất cho doanh nghiệp và gia đình. Đặc biệt, đây cũng được xem là nhóm ngành tổng hợp của mỹ thuật, nghệ thuật và cả khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, bên cạnh việc thiết kế những sản phẩm nội thất thì đây sẽ là ngành công nghiệp nhẹ liên quan đến lĩnh vực đồ họa hoặc kiến trúc.
Dệt may
Dệt may là nhóm ngành nghề thuộc công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất và cung cấp sợi, nhuộm, vải, dệt hay thiết kế sản phẩm, phân phối sản phẩm và hoàn tất may mặc. Theo đánh giá thì ngành may mặc này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu bởi nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường hiện nay.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm dệt may sẽ thường phụ thuộc vào sự thay đổi của thị hiếu người dùng, phụ thuộc vào thời tiết, phong tục tập quán của từng vùng và miền. Đối với ngành công nghiệp nhẹ này thì đối tượng lao động sử dụng chủ yếu sẽ là nữ, đồng thời không yêu cầu quá cao về trình độ.
Tuy nhiên, vốn đầu tư của ngành may mặc này cũng không quá lớn. Chính vì vậy, chúng phù hợp với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngành này cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ cũng như thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế khác như công nghiệp và nông nghiệp hỗ trợ.
Giày và dép
Công nghiệp giày và dép cũng cũng nằm trong nhóm ngành công nghiệp nhẹ phổ biến tại Việt Nam. Lĩnh vực này sẽ đảm bảo chịu trách nhiệm thiết kế, phân phối, sản xuất cũng như tiếp thị tất cả các loại giày và dép trên thị trường. Có thể nói rằng đây là nhóm ngành thu hút rất nhiều lao động. Đồng thời góp phần tạo điều kiện việc làm cho toàn xã hội, đặc biệt là gia nhập vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Không chỉ vậy, ngành này còn đem lại rất nhiều nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước nhờ vào hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp giày và dép ở nước ta chính là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Theo thống kê cho thấy cụ thể đã chiếm tới 75% tổng kim ngạch. Theo thống kê cho thấy thì các sản phẩm giày dép này đang chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường EU.
Công Nghiệp Nặng Và Công Nghiệp Nhẹ Có Gì Khác Nhau?
Công nghiệp nặng
Công nghiệp nặng được hiểu là ngành chuyên sử dụng các loại máy móc thiết bị lớn, khổng lồ và có yếu tố nguy hiểm cực cao. Các đặc điểm của công nghiệp nặng đó là:
-
Đây là ngành sản xuất ra các sản phẩm được sử dụng để phục vụ các ngành công nghiệp khác. Điển hình đầu ra của ngành hóa dầu chính là đầu vào của các ngành sản xuất và dịch vụ khác.
-
Ngành công nghiệp nặng sử dụng máy móc để thay thế việc sản xuất thủ công.
-
Sử dụng nhiều vốn và có nhiều ràng buộc trong việc xây dựng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt đối với nhà nước.
-
Tác động trực tiếp đến môi trường, chi phí đầu tư, vận hành lớn và xây dựng.
-
Tất cả các ngành công nghiệp nặng sẽ bao gồm: Luyện kim, khai thác than, cơ khí, điện tử, sản xuất phân bón,…
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp nhẹ được biết đến là ngành công nghiệp thiên về hàng hóa tiêu dùng hơn là để phục vụ các loại doanh nghiệp. Công nghiệp nhẹ còn sở hữu vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh hoạt, xã hội cũng như sự phát triển kinh tế của quốc gia. Các đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ sẽ bao gồm:
-
Sản phẩm chủ yếu để phục vụ tiêu dùng của con người.
-
Cần rất nhiều lao động làm việc trong môi trường rộng rãi, thoải mái và lớn.
-
Chi phí đầu tư thấp hơn, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với các ngành công nghiệp nặng trên thị trường.
-
Có rất ít yêu cầu về việc xây dựng nhà máy hơn so với những ngành công nghiệp nặng hiện nay.
-
Các ngành công nghiệp nhẹ phổ biến hiện nay đó là: Dệt may, công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm, y tế, sành sứ, thủy tinh,…
Qua đó chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ khác nhau hoàn toàn. Nếu như ngành công nghiệp nặng thiên về sản xuất bằng máy móc, ảnh hưởng lớn đến môi trường, công việc nguy hiểm thì ngành công nghiệp nhẹ thiên về sản xuất bằng thủ công, cần lượng công nhân viên lớn, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp cũng như chia sẻ cho bạn công nghiệp nhẹ là gì? Đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ và tổng hợp 8 ngành công nghiệp nhẹ. Đồng thời qua đó chúng ta có thể thấy được các nhóm ngành này đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết cho vấn đề thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Do vậy, việc đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ luôn là điều cần thiết mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần hướng tới.