Khái niệm công nghiệp bán dẫn vẫn được nhiều người mơ hồ và hoang mang hiện nay. Để biết được thực chất công nghiệp bán dẫn là gì? Đâu là tiềm năng và thách thức của ngành nghề này tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết về công nghiệp bán dẫn này nhé!
Tìm Hiểu Công Nghiệp Bán Dẫn Là Gì?
Công nghiệp bán dẫn được biết đến là một trong những tập hợp toàn bộ các công ty đã được tham gia vào lĩnh vực thiết kế cũng như chế tạo chất bán dẫn. Ngành công nghiệp này đã được hình thành vào khoảng những năm 1960. Nó được hoàn thành ngay khi lĩnh vực chế tạo linh kiện bán dẫn đã trở thành một trong những ngành kinh doanh có thể phát triển và tồn tại một cách độc lập.
Kể từ đó thì doanh thu hàng năm của ngành nghề công nghiệp bán dẫn này đã tăng lên đến hơn 481 tỷ đô la Mỹ, điều này được tính đến năm 2018. Nói một cách khác thì ngành công nghiệp bán dẫn chính là động lực phía sau cả một ngành công nghiệp điện tử cực kỳ rộng lớn.
Đi kèm với đó chính là doanh số thường niên của mảng điện tử công suất này chính là 216 tỷ đô la Mỹ tính đến năm 2011. Đồng thời doanh số điện tử tiêu dùng đã được kỳ vọng và đạt đến mức 2,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2020. Không chỉ vậy, doanh số mảng công nghệ đã được kỳ vọng ở mức 5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, đi kèm với đó là mảng thương mại điện tử với trên 29 tỷ đô vào năm 2017.
Đánh Giá Tiềm Năng Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn Tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường ngành công nghiệp bán dẫn
Từ nhu cầu liên tục được gia tăng của chuỗi cung ứng trên toàn cầu, lĩnh vực bán dẫn này ngày càng trở nên sôi động, đồng thời đã trở thành lĩnh vực nhận được rất nhiều sự ưu ái khác nhau. Nhất là khi các ngành sản xuất này đang có xu hướng trong việc phát triển chậm lại do khan hiếm nguồn cung vi mạch như ngày nay. Đồng thời, cơ hội mới cho Việt Nam này đã mở ra đồng thời ngành công nghiệp bán dẫn được dự báo sẽ bước vào một thời đại hoàng kim mới.
Thị trường bán dẫn của toàn thế giới với dự kiến sẽ tăng từ 19,7% lên 527 tỷ USD vào năm 2021 so với một năm trước đó, đồng thời là tiếp tục tăng thêm 8,8% vào năm 2022. Điều này được nghiên cứu theo như dự báo vừa công bố vào ngày 9/6 của Tổ chức phi lợi nhuận World Semiconductor Trade Statistics.
Xét theo khu vực thì số liệu của WSTS cho thấy rằng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được sự báo là sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất với 23,5%, tiếp theo chính là Châu Âu với 21,1%, Châu Mỹ với 11,1% và Nhật Bản là 12,7%.
Trong đó thì ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển thành các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu tại quốc gia. Tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này vào năm 2020 đã lên tới 95,8 tỷ USD, con số này bằng ⅓ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay thì Việt Nam đã đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan đã cho thấy, tính cả năm 2020 thì xuất khẩu mặt hàng điện thoại cùng với các loại linh kiện đã đạt 51.18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với năm 2019 trước đó. Trong đó xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang thị trường của Trung Quốc đã đạt 12,34 tỷ USD.
Đồng thời là tăng mạnh 48,8% sang EU đã đặt 10,06 tỷ USD, giảm khoảng 18,6% sang thị trường của Mỹ đạt giá trị thực tế là 8,79 tỷ USD, giảm khoảng 1,2% sang Hàn QUỐC, ĐẠT 2,58 tỷ USD và giảm 11% so với năm trước đó.Trong đó chỉ tính riêng vào tháng 12 năm 2020, trị giá xuất khẩu mặt hàng điện thoại cùng với các linh kiện đã đạt 4,61 tỷ USD và tăng thêm 4,6% so với tháng trước.
Đặc biệt là có mức tăng trưởng đặc biệt lên đến 11,9%, các mặt hàng máy vi tính cùng với sản phẩm điện tử, linh kiện này đã đạt 2,31 tỷ USD trong cùng một thời gian. Đặc biệt là trong kỷ nguyên IoT, nhu cầu của thị trường đối với những ngành công nghiệp bán dẫn này sẽ ngày càng trở nên bức thiết.
Thị trường công nghệ bán dẫn thời đại 4.0
Hiện nay, cùng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 thì thị trường bán dẫn ở các quốc gia đã và đang phát triển liên tục và tăng trưởng ở mức mạnh mẽ. Trong đó thì Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á. Việt nam được các chuyên gia phân tích và doanh nghiệp nước ngoài đã đánh giá cao với đa dạng các tiềm năng phát triển. Sự gia tăng về lượng cầu tiêu dùng chính là nguyên nhân trực tiếp để giúp các nhà máy bán dẫn Việt Nam được tăng trưởng mạnh mẽ, đảm bảo thu hút được nguồn vốn FDI của đa dạng các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian vừa qua.
Nhờ chính sách cũng như hành lang pháp lý đã tạo điều kiện cho quá trình đầu tư cũng như phát triển đa dạng các sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt là lĩnh vực vi mạch bán dẫn được ưu tiên hàng đầu. Đa dạng các khu công nghiệp cùng với công nghệ cao tại các thành phố lớn ở Việt Nam cùng với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn dành cho đa dạng các nhà đầu tư.
Gần đây nhất đó là công ty Intel Products Việt Nam đã nhận được giấy chứng nhận đặc biệt về đầu tư điều chỉnh dự án với vốn đầu tư tăng mạnh thêm 475 triệu USD. Mục đích để có thể xây dựng cơ sở sản xuất cũng như thử nghiệm, đồng thời là lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu công nghệ cao. Từ đó nâng tổng số vốn đầu tư của Intel Products Việt Nam đến thời điểm hiện tại lên tới 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó thì công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex cũng được chấp nhận để chuyển đổi từ doanh nghiệp công nghệ cao sang với doanh nghiệp chế xuất đã góp phần vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ đối với chuỗi cung ứng của Samsung, đặc biệt chính là doanh nghiệp bán dẫn đã đem lại giá trị thặng dư tốt hơn.
Những Thách Thức Của Công Nghiệp Bán Dẫn Tại Việt Nam
Tuy Việt Nam có những tiềm năng nhất định trong ngành nghề công nghiệp bán dẫn nhưng vẫn tồn tại những thách thức đáng kể. Để có thể xây dựng được một nền tảng công nghiệp bán dẫn cạnh tranh thì không chỉ cần đến vốn đầu tư cao mà còn phải tiếp cận công nghệ phù hợp. Đồng thời là xây dựng chuỗi cung ứng, mục đích để có thể đảm bảo được nguồn cung và thị trường tiêu thụ sao cho ổn định sẽ là một trong những bài toán nhiều ẩn số.
Quy trình sản xuất chip bán dẫn sẽ có ba công đoạn chính đó là:
-
Thiết kế.
-
Sản xuất.
-
Lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói.
Giai đoạn 1 và 2 chính là những quy trình sở hữu nhiều giá trị và hàm lượng công nghệ cao, điều này gắn liền với nghiên cứu cũng như phát triển, đặc biệt là phần mềm chuyên dụng cho thiết kế, các thiết bị sản xuất đặc thù. Hơn nữa, giai đoạn có 3 hàm lượng lao động cao cùng các rào cản thấp nhất.
Theo đánh giá cho thấy, tham gia vào giai đoạn 3 sẽ dễ dàng nhất đối với Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên mục tiêu chính đối với Việt Nam chính là tham gia vào thị trường đầy cạnh tranh này, chính vì vậy cần thúc đẩy năng lực thiết kế chip, đồng thời là tiến tới sản xuất linh kiện bán dẫn cao cấp.
Còn theo đánh giá của TS.Majo George thì việc tuyển dụng các nhà nghiên cứu đồng thời các chuyên gia sở hữu tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ chính là một thách thức lớn. Việt Nam lúc này sẽ phải tăng cường đào tạo, phát triển tất cả các lao động có kỹ năng tay nghề trong nước. Đặc biệt là có thể thông qua hợp tác với đa dạng các trường đại học cùng với viện nghiên cứu có uy tín.
Với vị thế cùng với khả năng của Việt Nam, chúng ta cần có chiến lược trung và chiến lược dài hạn. Mục đích để có thể phát triển được ngành nghề công nghiệp bán dẫn trong nước. Cụ thể về trung hạn thì Việt Nam cần phải tham gia vào những công đoạn R&D, đòi hỏi chủ đạo sẽ là yếu tố con người.
Chính phủ lúc này cần phải tiếp tục đầu tư cũng như đưa ra chính sách ưu đãi, hấp dẫn nhất. Mục đích để có thể thu hút được các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn điển hình như Synopsys, Cadence, Samsung, Intel,… Từ đó để có thể thành lập hoặc mở rộng các trung tâm nghiên cứu cũng như thiết kế tại Việt Nam. Song song với đó cần có những chính sách tốt để hỗ trợ các trường đại học trong nước, nhằm đào tạo thêm nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn này.
Về dài hạn thì Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa, mục đích để có thể đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ cùng với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Đây được biết đến là những quốc gia đã và đang đứng hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn.
Những quốc gia này luôn được trang bị đầy đủ không chỉ trang thiết bị mà còn là nhân công, máy móc. Mục đích để đưa ra thị trường ngành công nghiệp bán dẫn những sản phẩm nổi bật, phù hợp và đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Từ đó để có thể tiến đến tự chủ hoàn toàn tất cả các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.Chúng ta có thể thấy tại Việt Nam công việc bán dẫn đã được gọi là nền tảng hỗ trợ cũng như đẩy mạnh sự phát triển của đa dạng các ngành nghề công nghiệp khác. Từ đó nhằm mục đích góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Đây cũng được đánh giá là ngành kinh tế được Chính phủ xác định có sản phẩm nằm vào 9 sản phẩm trong danh mục sản phẩm quốc gia được thực hiện từ năm 2012. Đặc biệt đây là phương thức quan trọng để có thể chuyển hóa các thành tựu khoa học công nghệ thành hàng hóa thương mại, đồng thời là có giá trị tăng cao.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn công nghiệp bán dẫn là gì? Đồng thời chính là tiềm năng và thách thức của công nghiệp bán dẫn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ được những thông tin cần thiết về công nghiệp bán dẫn.