Vai trò vị trí của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Đúng như tên gọi, ngành này thực hiện điều điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều kiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.
Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí nén… người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công nghiệp.
Tuy vậy, với xu thế phát triển của xã hội, một vấn đề đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi quá nhanh, nhu cầu sản xuất sản phẩm thay đổi liên tục. Mỗi lần thay đổi sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần phải thay đổi lại toàn bộ các máy móc thiết bị, dẫn đến các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để một dây chuyền có thể sản xuất linh hoạt với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế, làm lại các thiết bị máy móc.
Với sự ra đời tiếp theo của PLC và máy tính cùng với sư phát triển khoa học điều khiển… hệ thống sản xuất linh hoạt như yêu cầu ở trên đã trở thành hiện thực và trở nên phổ biến. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành khá rộng, liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại nhất cho sản xuất.
Hãy hình dung một ngày nào đó bạn có thể tham gia vận hành một dây chuyển sản xuất tự động, hoặc cơ bản hơn như tham gia điều khiển một tay máy robot di chuyển gia công sản phẩm theo ý muốn, và xây dựng chế tạo nên các thiết bị hoạt động tự động. Theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá bạn sẽ thực hiện được.
Người học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình Tự động hoá các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… Sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu các phần mềm ứng dụng trong thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và Tự động hoá, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…
Ngoài ra, người tốt nghiệp chương trình đại học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá còn có những kỹ năng: Nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng thành thạo các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển; Vận hành và bảo dưỡng thành thạo hệ thống cung cấp điện động lực; hệ thống chiếu sáng; hệ thống nối đất; hệ thống an ninh, an toàn điện trong công nghiệp; hệ thống điều khiển khí nén, điều khiển thủy lực; Lập trình được hệ thống điều khiển sử dụng PLC, vi điều khiển; Vận hành được hệ thống smart city, smart home, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp; Sử dụng thành thạo smartphone để điều khiển các thiết bị tự động; Thực hiện được các công việc bảo dưỡng, cài đặt, thiết lập các thông số cơ bản của hệ thống; Sử dụng thành thạo máy tính, bảng tính, Internet xử lý văn bản, trình chiếu, các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng; Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định; Các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc và tiếng Anh giao tiếp.
Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực điều khiển và Tự động hoá đang là vấn đề cấp thiết trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối cao với các vị trí: Chuyên viên thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều khiển và Tự động hoá; Chuyên viên lập trình, mô phỏng hệ thống điều khiển và Tự động hoá; Chuyên viên lập trình điều khiển robot công nghiệp; Quản lý kỹ thuật ngành điều khiển tự động tại các doanh nghiệp; Chuyên viên tư vấn, thiết kế các giải pháp công nghệ cho hệ thống điều khiển tự động; Kinh doanh cung cấp thiết bị điều khiển tự động, thiết bị thông minh; Làm công tác chuyên môn hoặc giảng dạy thuộc lĩnh vực điện, điện tử, kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và học ở các bậc đào tạo cao hơn; Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có cơ hội đi lao động hoặc du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu và khả năng theo học các chương trình đào tạo đại học, sau đại học các chuyên ngành liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá trong và ngoài nước.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, điều khiển và Tự động hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng từ các thiết bị điện tử tự động trong dân dụng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp, từ các thiết bị thông minh ở văn phòng đến các hệ robot thông minh trong nhà máy. Trong xu thế thay đổi ngành học và nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực khối kỹ thuật, xã hội hiện đại chú trọng việc vận dụng bộ não của các kỹ sư kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá để “làm chủ” sự đổi mới và đa dạng của các dây chuyền sản xuất,…Trong số các ngành học thuộc khối kỹ thuật thì Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá được đánh giá là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao.
Chính vì vậy, ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ, đam mê khoa học kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực Tự động hoá, robot,…và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao.