Công nghiệp nặng được biết đến là một trong những ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Đây cũng chính là ngành giúp cho nền kinh tế Việt Nam được phát triển sao cho tương xứng với các nước trong khu vực này. Hiện nay, các ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam đã ngày càng được chú trọng cũng như đầu tư mạnh mẽ, phấn đấu để trở thành ngành chủ lực cho tương lai. Để có thể hiểu rõ hơn công nghiệp nặng là gì? Đâu là ngành công nghiệp nặng chính tại Việt Nam cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Tìm Hiểu Công Nghiệp Nặng Là Gì?
Khái niệm công nghiệp nặng
Công nghiệp nặng được biết đến là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều vốn cũng như ứng dụng kỹ thuật, trái ngược hoàn toàn với ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu sử dụng sức lao động. Đồng thời nó tác động khá nhiều đến môi trường cũng như tốn kém chi phí đầu tư. Chính vì những đặc điểm khác biệt này mà các ngành công nghiệp nặng cũng không dễ dàng tái phân bố.
Lý giải một cách đơn giản thì công nghiệp nặng chính là ngành sử dụng máy móc và thiết bị để có thể thay thế cho những hình thức sản xuất thủ công. Những sản phẩm được tạo ra từ ngành này sẽ được sử dụng để cung cấp cũng như phục vụ cho các ngành khác.
Đặc điểm nổi bật của công nghiệp nặng
Công nghiệp nặng là một trong những hoạt động kinh tế trọng điểm cực kỳ quan trọng với nền kinh tế trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Đây là nền tảng cho sự phát triển vượt bậc về công nghệ của toàn nhân loại.
Ngày nay hoạt động này đã được thực hiện thông qua những quy trình với mức độ cơ giới hóa cực cao, đi kèm với đó là lao động chuyên môn hóa. Nó đã tiêu thụ năng lượng hạn ngạch rất lớn, đồng thời để lại dấu ấn với môi trường. Chính vì vậy nó là một hoạt động được số lượng lớn người chú ý.
Các ngành công nghiệp nặng thực hiện đa dạng những nhiệm vụ sở hữu tính chất khác nhau, cho phép tách được nguyên liệu thô khỏi đa dạng các yếu tố tự nhiên xung quanh nó. Hoặc cũng có thể là biến đổi bằng các quy trình vật lý hoặc quy trình hóa học thành một số loại chất hữu ích và có thể vận chuyển. Đối với điều này thì họ có thể sử dụng đến tình trạng nấu chảy, đông lạnh, rửa hay làm khô siêu tới hạn, hóa lỏng,…
Vai trò quan trọng của công nghiệp nặng
Công nghiệp nặng cung cấp làm việc cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Do quy mô sản xuất lớn nên các cơ sở riêng lẻ có khả năng sử dụng hàng chục nghìn người. Các công ty trong ngành sẽ yêu cầu nhiều loại kỹ năng cũng như nghề nghiệp khác nhau để có thể hoạt động kinh doanh của họ. Kỹ sư, nhà khoa học, lao động trình độ thấp, nhân viên quản lý cùng với nhiều người khác được tuyển dụng trong ngành công nghiệp nặng này.
Công nghiệp nặng cũng chịu trách nhiệm cho đa dạng những đổi mới quan trọng. Việc sản xuất vệ tinh và khám phá không gian, dễ dàng đi lại toàn cầu và giới thiệu ra các phương pháp năng lượng tái tạo điển hình như trang trại giá đều là do công việc xuất phát từ công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, nó sản xuất nhiều máy móc cùng với công cụ cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Công Nghiệp Nặng
Kể từ giữa thế kỷ thứ 19, bối cảnh của ngành công nghiệp nặng lúc này đã thay đổi. Từ giữa thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20 thì các ngành công nghiệp nặng bao gồm sản xuất pháo cùng với đầu máy xe lửa, chế tạo thép, chế tạo ra máy công cụ cùng với các loại hình khai thác nặng hơn nhưng cũng rất phổ biến trong thời kỳ đó.
Từ đầu thế kỷ thứ 20, các ngành công nghiệp điện và hóa chất lúc này đã phát triển. Cả hai ngành công nghiệp lúc này đều sử dụng các thành phần của công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Các nhà sản xuất máy bay và phương tiện cũng sử dụng công nghiệp nặng và nhẹ này.
Top 5 Ngành Công Nghiệp Nặng Chính Tại Việt Nam
Hầu hết toàn bộ ngành công nghiệp nặng đều trong quá trình tập trung phát triển tại đa dạng các khu công nghệ cao. Khu công nghệ cao chính là một khu vực kinh tế, kỹ thuật được tích hợp đa chức năng và được sử dụng để nghiên cứu cũng như phát triển, ứng dụng đa dạng sản phẩm của ngành công nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 ngành công nghiệp nặng chính tại Việt Nam.
Luyện kim
Đây được biết đến là một trong những ngành công nghiệp nặng hoạt động trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu. Ngành luyện kim có nhiệm vụ trong việc nghiên cứu những đặc tính vật lý, hóa học của những nguyên tố kim loại cùng với hợp chất kim loại cùng đa dạng những hỗn hợp liên quan hay người ta còn gọi chung là hợp kim.
Ngành này sẽ bao gồm cả khoa học cùng với công nghệ kim loại. Hay có thể nói 1 cách cụ thể đó là cách thức này sẽ được áp dụng để sản xuất ra kim loại. Đồng thời, nghiên cứu đa dạng những thành phần kim loại được sử dụng trong sản phẩm đối với người sử dụng và nhà sản xuất.
Tại Việt Nam thì ngành luyện kim được phát triển chủ yếu ở lĩnh vực luyện kim đen. Trong đó thì Khu Liên hợp Gang thép tại Thái Nguyên được biết đến là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim tại Việt Nam.
Khai thác than
Đây là một trong những ngành công nghiệp nặng đã có từ rất lâu đời tại Việt Nam. Lịch sử phát triển của ngành khai thác than đã lên tới gần 180 năm, kể từ khi vua Minh Mạng ban Chỉ dụ cho phép được khai thác than tại những tỉnh như Yên Thọ, Yên Lãng, Đông Triều và Quảng Ninh vào năm 1840. Theo tiến trình phát triển của lịch sử thì ngành khai thác than này cũng ngày càng lớn mạnh và phát triển.
Công nghiệp khai thác than sẽ được thực hiện chủ yếu với phương pháp lộ thiên hoặc phương pháp hầm lò. Ở Việt Nam thì loại than được khai thác nhiều nhất chính là Anthracite, nó chiếm đến 90% trữ lượng than của cả nước, đồng thời là tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh. Bên cạnh đó, nước ta còn được khai thác than bùn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, than nâu tại Đồng bằng sông Hồng.
Sản xuất các loại phân bón
Ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam sở hữu những bước tiến cực kỳ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chúng ta đã chủ động được nguồn cung và thậm chí còn xuất khẩu các loại phân bón cho 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trước đí Việt Nam được biết đến là một quốc gia phải phụ thuộc nhiều vào nguồn phân bón nhập khẩu.
Cho đến thời điểm hiện tại thì ngành sản xuất phân bón đã sở hữu nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài phân đạm, phân lân còn có sự góp mặt của phân hỗn hợp NPK. Đã có rất nhiều các nhà máy sản xuất phân bón ra đời, đồng thời ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, mục đích nhằm cải thiện chất lượng cũng như chủ động gia tăng nguồn cung.
Cơ khí
Ngành cơ khí chính là ngành công nghiệp nặng đang trong đà phát triển tại Việt Nam. Nó giữ vị trí cực kỳ quan trọng, đây là động lực cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển vượt bậc. Cụ thể thì kỹ thuật cơ khí đã cung cấp toàn bộ các trang thiết bị cần thiết đối với ngành công nghiệp chế biến nông sản, giao thông vận tải và một số thiết bị cho bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Hiện nay, ngành công nghiệp cơ khí tại Việt Nam sở hữu thế mạnh tập trung tại 3 phân ngành bao gồm đó là xe máy và phụ tùng, ô tô và phụ tùng, cơ khí gia dụng và dụng cụ. Theo như thống kê cho thấy thì 3 phân ngành này đang chiếm đến gần 70% cho tổng giá trị sản xuất công nghiệp cho ngành cơ khí trên toàn cả nước.
Điện tử – Tin học
Ngành công nghiệp điện tử – tin học chính là ngành sản xuất giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời nó cũng tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành công nghiệp khác tại Việt Nam. Theo nền khảo sát thì ngành này chiếm tỷ trọng đến 17,8% toàn ngành công nghiệp.
Ngành điện tử – tin học chú trọng sản xuất đa dạng các sản phẩm điện tử, sản phẩm quang học và máy tính. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc đầu tư cũng như phát triển ngành công nghiệp ddienj tử – tin học chính là điều cần thiết nhất. Đây chính là cách để dễ dàng tiếp cận cũng như hội nhập với các nước phát triển trên toàn thế giới. Trong tương lai thì lĩnh vực này sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp nặng mũi nhọn của Việt Nam.
Công Nghiệp Nặng Và Tương Lai Của Ngành
Khi ngày càng có nhiều quốc gia cố gắng đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 thì ngành công nghiệp nặng sẽ trở thành mục tiêu của đa dạng các quy định ngày càng nghiêm ngặt về môi trường. Công nghiệp nặng sẽ làm tăng chi phí vốn đã đáng kể liên quan tới ngành, đồng thời nó có thể dẫn đến việc mất việc làm trong một số lĩnh vực nào đó.
Tuy nhiên với nhu cầu về năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng cũng như các ngành công nghiệp nặng khác sẽ tiếp tục gia tăng khi dân số toàn cầu lúc này tăng lên trong thế kỷ thứ 21. Quá trình chuyển đổi sang một tương lai sạch hơn sẽ được bao gồm việc xây dựng các tòa nhà sao cho thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó là đưa vào sử dụng các nhà máy năng lượng tái tạo, điều này sẽ bao gồm các trang trại năng lượng mặt trời cùng với tuabin gió. Đồng thời là thực hiện các đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất đối với công nghiệp nặng. Công nghiệp nặng này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế trên toàn cầu cùng các cơ hội mới sẽ xuất hiện.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn công nghiệp nặng là gì? Đồng thời là top 5 ngành công nghiệp nặng phổ biến tại Việt Nam. Qua đây chắc chắn bạn đã biết rằng công nghiệp nặng là một trong những ngành đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ có ích trên đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần nắm bắt về ngành công nghiệp nặng.