Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đồng nghĩa với đó chính là công việc của con người được thay thế bằng máy móc. Đây cũng chính là điều kiện giúp ngành cơ khí phát triển đều đặn. Hơn nữa, ngành cơ khí còn được xem là then chốt trong sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm rõ được cơ khí là gì? Ưu điểm và nhược điểm trong ngành cơ khí như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài tìm hiểu về cơ khí dưới đây.
Tìm Hiểu Thông Tin Cần Biết Về Cơ Khí
Khái niệm cơ khí là gì?
Cơ khí được biết đến là một ngành khoa học kỹ thuật sở hữu tính ứng dụng cao và nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sản xuất và đời sống. Cơ khí sẽ tạo ra những sản phẩm máy móc, thiết bị cũng như công cụ thay thế lao động thủ công. Điều này để có thể phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay, đồng thời là tạo ra các sản phẩm dân dụng để phục vụ đời sống con người.
Cơ khí còn được thấy tại đa dạng các công tác thiết kế cũng như sửa chữa thuộc nhiều lĩnh vực như máy bay, ô tô, phương tiện giao thông, hệ thống gia nhiệt làm lạnh, đồ dùng gia đình, vũ khí,…
Thế nào là kỹ thuật cơ khí?
Kỹ thuật cơ khí ở đây được hiểu là một ngành ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật, toán học, vật lý và khoa học vật liệu để có thể thiết kế, chế tạo, phân tích cũng như bảo trì các loại máy móc cùng với hệ thống cơ khí. Kỹ thuật cơ khí ở đây chính là một trong những ngành kỹ thuật lâu đời và rộng lớn nhất.
Thông thường thì kỹ thuật cơ khí còn bao gồm những lĩnh vực nhỏ hơn điển hình như:
-
Cơ học, tĩnh học, động học, động lực học.
-
Khoa học vật liệu.
-
Thiết kế, chế tạo cơ khí.
-
Nhiệt năng lượng cơ học chất lưu.
-
Điều khiển, robots.
Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Trong Ngành Cơ Khí Việt Nam Với Thị Trường Quốc Tế
Ưu điểm
Cơ khí Việt Nam có những ưu điểm đã được cá nước quốc tế công nhận đó là:
-
Tuy ngành cơ khí nước ta vẫn chưa phát triển quá lớn, quy mô vẫn còn nhỏ nên sự rủi ro xảy ra lúc này có thể không gây quá nhiều tổn thất lớn.
-
Lao động của ngành cơ khí tại Việt Nam có tố chất ham học hỏi, nhanh nhạy đồng thời là dễ thích ứng với các mới. Chính vì vậy, rất dễ dàng thích ứng với cơ hội cũng như công nghệ mới. Từ đó lấy cạnh tranh toàn cầu là động lực để phát triển.
-
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành cơ khí của nước ta vẫn còn nhiều cơ hội trong quá trình nâng cao trình độ công nghệ, tăng thêm năng suất, rút ngắn thời gian để đưa sản phẩm ra thị trường, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt và có tính cạnh tranh cao. Từ đó để làm thay đổi phương thức quản lý đối với thị trường sản xuất cơ khí.
Nhược điểm
Ngành cơ khí của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế khi sản phẩm cơ khí của nước ta chỉ có rất ít thương hiệu trong nước. Tất cả các doanh nghiệp cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp, chưa làm chủ được công nghệ. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số nhược điểm như:
-
Chất lượng của sản phẩm chưa tốt mà giá thành sản phẩm cao, tính cạnh tranh của sản phẩm cơ khí kém. Gần như vẫn chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực của ngành cơ khí đủ khả năng cạnh tranh cùng sản phẩm nhập khẩu.
-
Hiện tại, công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn còn lạc hậu, đơn giản, trình độ được đánh giá là kém hơn so với 2-3 thế hệ so với khu vực. Mặt khác thì phần lớn thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã trở nên lạc hậu, độ chính xác kém, thiếu vốn đầu tư, thiếu phụ tùng để thay thế.
-
Trong khi đó, ở một số đất nước phát triển hơn để có thể xây dựng ngành công nghiệp cơ khí thì chính quyền lúc này sẽ tiên phong đầu tư công trình. Sau đó mới đến cổ phần hóa, tư nhân hóa, mục đích để có thể tạo nên nền tảng vững chắc đối với sự phát triển của toàn ngành. Đồng thời ngành cơ khí cũng cần đến đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm.
-
Tuy nhiên hiện nay có không ít doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt là thợ có tay nghề cao. Lý do ở đây chính là do hệ thống giáo dục vẫn chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực của ngành cơ khí.
Nguyên nhân của những hạn chế chúng tôi kể trên đều là do rào cản tự nhiên bởi đặc thù của ngành còn lớn điển hình như đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư, thời gian xoay vòng vốn dài, đầu tư ban đầu còn lớn, vốn luân chuyển chậm, trình độ khoa học – công nghệ đòi hỏi cao, người lao động cần có tay nghề, tri thức và kỷ luật, sản phẩm của ngành khó phân phối và tiêu thụ,…
Mức Lương Hiện Tại Của Kỹ Sư Cơ Khí Là Bao Nhiêu?
Kỹ sư cơ khí được biết đến là ngành nghề có thể thiết kế cũng như sản xuất đa dạng các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao. Họ được biết là những người có khả năng cao khi làm các việc như: Lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại nhà máy, công trình, công ty cơ khí, kên bản vẽ, thiết kế, chuyên viên tư vấn, thiết bị máy móc, vận hành, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật, sản xuất dịch vụ,…
Kỹ sư cơ khí cũng có thể làm việc trong đa dạng các lĩnh vực như sửa chữa và đóng tàu, cơ khí ô tô, dệt may, giày dép nhựa, kỹ thuật chế tạo, thực phẩm, năng lượng và công nghiệp hàng không,… Chính bởi nhu cầu nhân sự này tăng cao nên tại nhiều nhà máy, xí nghiệp các kỹ sư cơ khí lúc này đang rất khan hiếm.
Chính vì vậy, hiện nay thì mức lương của một kỹ sư cơ khí khá cao. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực làm việc, chức danh, quy mô doanh nghiệp, khu vực làm việc mà mức lương dành cho những kỹ sư cơ khí sẽ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể đó là:
-
Đối với kỹ sư cơ khí mới ra trường hoặc những kỹ sư cơ khí mới chưa có kinh nghiệm thì mức lương lúc này sẽ dao động từ 8-10 triệu 1 tháng.
-
Đối với kỹ sư cơ khí có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm từ 3-5 năm thì mức lương đối với kỹ sư sẽ dao động từ 8-15 triệu 1 tháng.
-
Đối với những kỹ sư cơ khí có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có trình độ ngoại ngữ thì mức lương có thể lên đến hàng chục triệu đồng 1 tháng.
Bên cạnh đó, đối với tất cả những kỹ sư làm việc cho công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ được trả với mức lương cực kỳ cao, cao hơn so với các công ty tại thị trường Việt Nam chúng ta. Bên cạnh đó, khi đã thành thạo có chuyên môn cao thì bạn cũng có thể tìm hiểu, đăng ký tham gia học tiếng rồi có thể thi các đơn hàng xuất khẩu theo diện kỹ sư. Bạn sẽ được làm việc tại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản thì mức lương cũng cao hơn rất nhiều.
Một Số Thắc Mắc Về Cơ Khí Và Nghề Cơ Khí
Trước khi định hướng tương lai về vấn đề lựa chọn một ngành hay nghề nào đó thì các bạn sinh viên chắc chắn sẽ có rất nhiều thắc mắc, phân vân, trăn trở và băn khoăn về ngành nghề đó. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn một số thắc mắc mà các bạn học sinh, sinh viên muốn giải đáp về cơ khí và nghề cơ khí.
Nghề cơ khí có độc hại hay không?
Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này chính là ngành cơ khí vừa độc hại vừa không độc hại. Một số nghề cơ khí độc hại còn một số nghề cơ khí khác thì không độc hại. Nếu như làm thợ hàn thì công việc của bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc cùng ánh sáng hàn, đồng thời bạn phải tiếp xúc với khói hàn kim loại bốc cháy. Đặc biệt thợ sơn lúc này cần phải tiếp xúc với mùi sơn mỗi khi sơn thì chắc chắn đây là môi trường độc hại.
Bên cạnh đó, nếu như bạn chỉ là kỹ sư cơ khí làm việc chuyên thiết kế các bản vẽ bằng phần mềm trên máy tính hay chuyên bóc tách, chế tạo máy. Hoặc có thể là tính toàn công việc từ bản vẽ thì sẽ không độc hại. Tuy nhiên với công việc này lại đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn cao và chất xám tốt.
Nghề cơ khí có rủi ro hay không?
Thắc mắc tiếp theo chính là theo nghề cơ khí có gặp rủi ro hay không? Câu trả lời ở đây là chắc chắn sẽ gặp rủi ro. Nếu như công việc của bạn là một thợ hàn hay thợ lắp ráp thì khi phải làm việc với máy móc, công cụ sẽ cực kỳ nguy hiểm. Rủi ro là điều mà người thợ cơ khí sẽ không tránh khỏi trong quá trình làm nghề của mình.
Chính vì vậy, một trong những tố chất hàng đầu tạo nên một cơ khí giỏi hiện nay, nhất là đối với thợ gia công cơ khí đó chính là sự cẩn thận, điềm tĩnh và có tính kỷ luật cao.
Nghề cơ khí không phù hợp với đối tượng nào?
Nếu như bạn thuộc những người thích sự mơ mộng, thích công việc nhẹ nhàng, thích cuộc sống màu hồng, bay bổng, thích thơ văn, có chất nghệ sĩ trong người thì bạn không nên lựa chọn nghề cơ khí này.
Do đó, nghề cơ khí chỉ thực sự phù hợp với những người thật sự yêu thích nó, cần có tinh thần thép và sự chăm chỉ, tỉ mỉ, đầu óc linh hoạt để có thể thích nghi với công việc này.
Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cơ khí là gì? Những ưu điểm và hạn chế trong ngành cơ khí tại Việt Nam đối với thị trường quốc tế. Qua đây chúng ta có thể thấy ngành cơ khí có nhiều tiềm năng cho kỹ sư cơ khí. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo mình sở hữu tinh thần thép, sự yêu thích trong nghề, đồng thời là phải trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân mới có thể theo đuổi được ngành cơ khí. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ cơ khí là gì và những điều cần biết về cơ khí.