CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM

  • Tự Động Hoá
  • Máy Tự Động
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Hướng dẫn cách sửa 4 lỗi thường gặp ở nồi cơm điện

Tháng 12 25, 2023 by D&P VIỆT NAM Leave a Comment

Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn có thể gặp phải tình trạng nồi cơm điện nhảy quá sớm, đèn không lên, nồi cơm không nóng hoặc cơm hay bị cháy khét, mà không hiểu rõ nguyên nhân. Vậy hãy để AutoRobots hướng dẫn cho bạn cách sửa 4 lỗi này ra sao trên nồi cơm điện thường gặp nhé!

Danh Mục Bài Viết

  • Nồi cơm điện nhảy sớm
  • Nồi không vào điện, không lên đèn
  • Nồi cơm điện không nóng
  • Nồi nấu cơm bị cháy, khê

Nồi cơm điện nhảy sớm

Khi nồi cơm điện xảy ra hiện tượng nhảy sớm, thì rất có thể do 3 nguyên nhân sau:

Nhấn nút Cook nhiều lần

Thói quen nhấn nút Cook nhiều lần hoặc bạn vô tình lặp lại thao tác này thường xuyên trong mỗi lần nấu, thì sẽ khiến cho nồi cơm điện dễ bị nhảy sớm do rơ le bị giảm đi độ nhạy vốn có của nó. Vì thế, hãy hạn chế thao tác này khi nấu cơm bạn nhé!

Nhấn nút Cook nhiều lần

Đáy xoong nồi cơm bị cong

Tình trạng đáy xoong nồi cơm bị cong cũng sẽ khiến cho nút Cook bị nhảy sớm. Do đó, bạn hãy kiểm tra và thay mới xoong nồi cơm nếu cần thiết.

Đáy xoong nồi cơm bị cong

Nên kiểm tra đáy xoong nồi có bị cong hay không?

Hỏng rơ le

Nếu rơ le bị hỏng có thể là do bạn nhấn nút Cook nhiều lần hoặc đã được sử dụng nồi cơm khá lâu nên tuổi thọ giảm. Vì thế, bạn cần kiểm tra và thay bộ phận rơ le nếu như bị hỏng, có thể thực hiện tại nhà hoặc mang ra tiệm để sửa chữa.

Hỏng rơ le nồi cơm điện

Nếu muốn thay rơ le nồi cơm điện ở nhà, bạn hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Lật ngược vỏ nồi cơm điện (bộ phận chứa rơ le), rồi tiến hành mở các ốc vít trên đáy nồi.
  • Bước 2: Quan sát chính giữa, bạn sẽ thấy 1 thanh thép nối dài với nút nhấn Cook của nồi cơm, đồng thời nó cũng sẽ được nối với bộ phận rơ le nhiệt (được cố định bằng 3 chấu).
  • Bước 3: Dùng kìm mỏ nhọn để bẻ 3 chấu thì mới lấy ra được rơ le nhiệt.
  • Bước 4: Tháo bộ phận lò xo ra khỏi rơ le nhiệt và thay thế rơ le nhiệt mới. Lúc này, bạn có thể kiểm tra thêm lò xo còn độ đàn hồi tốt hay không? Nếu không thì tiện thể thay mới luôn nhé!
  • Bước 5: Lắp lò xo và rơ le nhiệt vào lại vị trí đầu. Tiếp đó, đóng các chấu lại và lắp lại nồi.
Xem Thêm:   5 cách sửa lỗi tivi LG không kết nối được wifi chi tiết

Thay thế rơ le nồi cơm điện bị hỏng

Nồi không vào điện, không lên đèn

Trường hợp, nồi cơm điện không lên đèn hoặc không vào điện, thì rất có thể là do:

Dây nguồn bị đứt

Dây nguồn nồi cơm bị đứt hoặc ổ điện nồi cơm bị hỏng thì đều là nguyên nhân khiến cho nồi cơm không vào điện và không lên đèn. Lúc này, bạn hãy dùng đồng hồ đo điện trở để tiến hành kiểm tra dây nguồn của nồi và ổ điện cắm. Nếu hỏng, bạn hãy thay mới chúng.

Dây nguồn bị đứt

Cầu chì nồi cơm điện bị cháy, đứt

Bộ phận cầu chì bên trong bị đứt hoặc cháy sẽ khiến cho nồi cơm không vào điện. Vì thế, bạn kiểm tra bộ phận này và thay cầu chì mới.

Cầu chì nồi cơm điện bị cháy, đứt

Bo mạch điện tử bị hỏng

Sau khi thực hiện việc kiểm tra 2 nguyên nhân trên, nếu tình trạng nồi cơm vẫn không vào điện và không lên đèn, thì bạn hãy mang nồi cơm điện ra ngoài tiệm để nhờ người có chuyên môn sửa chữa. Vì rất có thể đây là lỗi phát sinh từ bên trong bo mạch điện tử.

Bo mạch điện tử bị hỏng

Nồi cơm điện không nóng

Trường hợp, chiếc nồi cơm điện không nóng sau khi bạn cấp nguồn điện và nhấn nút Cook, thì rất có thể là do:

Rơ le nồi cơm bị đứt

Khi rơ le nhiệt bị đứt, sẽ khiến cho các tiếp điểm NO & NC không tiếp xúc được với nhau, dẫn đến nồi không có nhiệt để thực hiện quá trình nấu cơm. Vì thế, bạn hãy kiểm tra và thực hiện việc thay thế rơ le mới mà AutoRobots đã hướng dẫn phía trên.

Xem Thêm:   Tổng hợp cách sửa loa vi tính tại nhà khi gặp hiện tượng loa bị lỗi

Rơ le nồi cơm bị đứt

Kiểm tra và thay thế bộ phận rơ le nồi cơm điện mới

Hỏng mâm nhiệt

Kết hợp với rơ le, mâm nhiệt là bộ phận tạo ra nhiệt để nấu gạo thành cơm. Vị trí của mâm nhiệt được đặt trong lòng thân nồi và là nơi tiếp giáp với mặt đáy của xoong nồi cơm. Do đó, nồi cơm điện không nóng thì bạn hãy kiểm tra điện trở của mâm nồi bằng đồng hồ Om.

Hỏng mâm nhiệt

Công tắc chuyển mạch bị hỏng

Hãy kiểm tra bộ phận công tắc chuyển mạch trên thân nồi cơm, nếu không may bị hư thì hãy thay thế cái mới.

Công tắc chuyển mạch bị hỏng

Nồi nấu cơm bị cháy, khê

Tình trạng cơm nấu hay bị cháy hoặc khê, thì rất có thể chiếc nồi cơm của bạn đang gặp phải nguyên nhân:

Rơ le nhiệt bị mòn

Rơ le nhiệt hoạt động liên tục mỗi khi nấu cơm, nên tình trạng rơ le bị mòn là điều tất nhiên. Hơn nữa, bộ phận lò xo đi kèm với rơ le cũng có thể bị giãn vì hoạt động liên tục cùng với rơ le.

Nói một cách khác, nếu cả 2 bộ phận này hoạt động kém thì sẽ khiến cho cơm dễ bị cháy hoặc khê. Vì thế, hãy kiểm tra và thay thế bộ phận rơ le ngay khi có thể.

Rơ le nhiệt bị mòn

Rơ le nồi cơm điện có thể bị mòn sau khoảng thời gian sử dụng

Chất lượng xoong nồi kém

Chất lượng xoong nồi kém được làm bằng hợp kim nhôm và có khả năng chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, bên trong lòng xoong còn được phủ lớp chống dính, giúp cho hạt cơm trở nên ngon hơn.

Xem Thêm:   Lỗi IE máy giặt LG là gì và cách sửa lỗi đơn giản

Tuy nhiên, nếu chất lượng xoong nồi kém, thì dễ xuất hiện tình trạng trầy xước và móp méo xoong nồi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu, gồm cả hiện tượng cháy hoặc khê. Do đó, bạn hãy thay mới xoong nồi nếu như nó bị hỏng, đồng thời bạn cũng nên kiểm tra và chỉ chọn chất lượng xoong nồi tốt để  nấu cơm thôi nhé!

Chất lượng xoong nồi kém

Nên chọn xoong nồi cơm có chất liệu chắc chắn, dẫn nhiệt tốt và có lớp phủ chống dính bên trong lòng nồi

Dung tích nồi không phù hợp với lượng gạo nấu

Mỗi dung tích nồi cơm sẽ tương ứng với số lượng gạo được nấu. Việc tận dụng nồi cơm có dung tích nhỏ hoặc quá lớn so với khối lượng gạo nấu, cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng cơm.

Ví thế, hãy cân nhắc và chỉ nên nấu với khối lượng gạo phù hợp với dung tích nồi cơm điện nhà bạn. Cụ thể:

  • Dung tích nồi cơm dưới 1 lít: nấu được 3 – 4 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm từ 1 – 1.5 lít: nấu được 5 –  8 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm từ 1.6 – 2 lít: nấu được 8 – 10 cốc gạo.
  • Dung tích nồi cơm trên 2 lít: nấu được trên 10 cốc gạo.

Dung tích nồi không phù hợp với lượng gạo nấu

Như vậy, AutoRobots đã hướng dẫn xong cho bạn cách sửa 4 lỗi thường gặp trên nồi cơm điện rồi đấy. Chúc bạn khắc phục được sự cố nhanh chóng và nếu có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ ngay với AutoRobots để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Bài viết liên quan

Bo mạch điều khiển bị hỏng
Lỗi 4C máy giặt Samsung là gì và cách sửa lỗi chi tiết
Bật chế độ khóa trẻ em CL trên máy giặt LG
Lỗi CL máy giặt LG là gì và cách sửa lỗi nhanh chóng
Do bộ đếm từ bị hỏng
Máy giặt Toshiba báo lỗi E74 và cách sửa lỗi nhanh chóng

Filed Under: Điện Gia Dụng

Previous Post: « Máy giặt Toshiba báo lỗi E6 và cách sửa lỗi đơn giản
Next Post: CNC Là Gì? Đánh Giá Ưu Và Nhược Điểm Của Công Nghệ CNC »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Câu lạc bộ Başakşehir – Hành Trình Từ Khởi Đầu Khiêm Tố Đến Đỉnh Cao Bóng Đá Thổ Nhĩ Kỳ
  • Kyle Walker – “Máy chạy cánh” Thành công bậc nhất Ngoại hạng Anh
  • Vảy Giáp Thới Phòng Đao – Tinh Hoa Võ Việt Thủ Hộ Sinh Mạng
  • Young Socceroos – Ươm Mầm Tương Lai Bóng Đá Úc
  • Didier Deschamps: Huyền thoại của bóng đá Pháp
  • Lucas Vázquez – Hành Trình Vươn Cao của Ngôi Sao Bóng Đá Tây Ban Nha
  • Arthur Melo – Ngôi Sao Sáng Của Bóng Đá Brazil: Tiềm Năng Vô Hạn Của “Nhạc Trưởng” Trên Sân Cỏ
  • Salomón Rondón: Hành trình của một tiền đạo nổi bật từ Venezuela
  • Vảy Liên Giáp: Bí Quyết Chọn Gà Chọi Thắng Đấu
  • Nhâm Mạnh Dũng – Tài năng trẻ nổi bật của bóng đá Việt Nam
  • Sân vận động Old Trafford: Biểu tượng văn hóa và lịch sử bất diệt của Manchester United
  • Mason Greenwood: Hành Trình Trỗi Dậy của Ngôi Sao Trẻ Manchester United
  • Eric Dier: Cầu thủ đa năng và linh hoạt của Tottenham Hotspur và đội tuyển quốc gia Anh
  • Kiko Casilla: Hành trình của một thủ môn tài năng từ Tây Ban Nha
  • Các Tình Huống Va Chạm Nguy Hiểm Trong Bóng Đá

Danh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Footer

Bài Viết Mới Nhất

  • Câu lạc bộ Başakşehir – Hành Trình Từ Khởi Đầu Khiêm Tố Đến Đỉnh Cao Bóng Đá Thổ Nhĩ Kỳ
  • Kyle Walker – “Máy chạy cánh” Thành công bậc nhất Ngoại hạng Anh
  • Vảy Giáp Thới Phòng Đao – Tinh Hoa Võ Việt Thủ Hộ Sinh Mạng
  • Young Socceroos – Ươm Mầm Tương Lai Bóng Đá Úc
  • Didier Deschamps: Huyền thoại của bóng đá Pháp

Anh Mục Bài Viết

  • Cơ Khí Chế Tạo
  • Điện Gia Dụng
  • Giải Ngố
  • Mã Lỗi
  • Máy Tự Động
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist
  • Tự Động Hoá

Thông Tin Về D&P

  • CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM
    Địa chỉ: Số 12, tổ 3, đường Tình Quang, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    MST: 0106692449
    Người đại diện: Chu việt cường
    Số điện thoại: 84-024-3657 7296
    Hotline: 0858875775
    Email: peter.chuviet@gmail.com

Copyright © 2025 · CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA D&P VIỆT NAM