Thường người ta lấy mặt phẳng trên chi tiết làm chuẩn định vị. Khi đó, đồ định vị thường dùng là chốt tì, phiến tì…
1. Chốt tì cố định.
Chốt tì cố định dùng để định vị khi chuẩn là mặt phẳng, gồm có 3 loại như hình 2-1.
Hình 2-1a và b dùng khi chuẩn định vị là mặt thô.
Hình 2-1c dùng khi chuẩn định vị là mặt tinh.
Chốt tì có thể lắp trực tiếp lên thân đồ gá hoặc thông qua một bạc lót (hình
2-1d).
Chốt tì có đường kính D< 12mm được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ có hàm lượng C = 0,7^0,8 % và tôi cứng đạt HRC= 50^60. Khi D> 12mm, có thể chế tạo bằng thép các bon có hàm lượng C=0,15^0,2%, tôi cứng sau khi thấm than đạt độ cứng HRC =55^60.
Số chốt tì được dùng ở một mặt chuẩn định vị bằng số bậc tự do mà nó cần hạn chế.
Họnh 2- 1: Calc loaui chaút tọ caú âẽnh
2. Chốt tì điều chỉnh.
Chốt tì điều chỉnh được dùng khi bề mặt làm chuẩn của chi tiết là chuẩn thô, có sai số về hình dáng và có kích thước tương quan thay đổi nhiều. Kết cấu chốt tì điều chỉnh như hình 2-2.
Hình 2-2a: Đầu 6 cạnh, dùng cơ lê điều chỉnh.
Hình 2-2b: Đầu tròn.
Hình 2-2c: Chốt vát cạnh, dùng cơ lê điều chỉnh.
Hình 2-2d: Chốt điều chỉnh lắp trên mặt đứng của đồ gá.
Trên mặt phẳng định vị của chi tiết, người ta có thể dùng hai chốt tì cố định và một chốt tì điều chỉnh nhằm chỉnh lại vị trí của phôi .
3. Chốt tì tự lựa:
Chốt tì tự lựa được dùng khi mặt phẳng định vị là chuẩn thô hoặc mặt bậc. Do đặc điểm kết cấu của chốt tì tự lựa, nên mặt làm việc của chốt tì tự lựa luôn luôn tiếp xúc với mặt chuẩn, đồng thời tăng độ cứng vững của chi tiết và giảm áp lực trên bề mặt của các điểm tì.
Ví dụ chốt tì tự lựa 3 và 4 trên hình (hình 2-3). Tuy loại chốt tì này tiếp xúc với phôi ở hai điểm nhưng nó chỉ hạn chế một bậc tự do.
4. Chốt tì phụ
Chốt tì phụ không tham gia định vị chi tiết, mà chỉ có tác dụng nâng cao độ cứng vững của chi tiết khi gia công. Chốt tì phụ có nhiều loại (hình 2-4a,b).
Khi gá đặt chi tiết, chốt tì phụ ở dạng tự do, chưa cố định. Dưới tác dụng của lò xo 2 làm cho chốt 1 tiếp xúc với mặt tì của chi tiết cần gia công đã được định vị và kẹp chặt xong. Sau đó dùng chốt 4 và vít 3 để cố định vị trí của chốt .
2-2-5. Phiến tì |
Phiến tì là chi tiết định vị khi chuẩn là mặt phẳng đã được gia công (chuẩn tinh) có diện tích thích hợp (kích thước trung bình và lớn). Về kết cấu, phiến tì có 3 loại (hình 2-5), mỗi lọai có đặc điểm và phạm vi ứng dụng riêng :
Loại 2-5a phiến tì phẳng đơn giản, dễ chế tạo, có độ cứng vững tốt, nhưng khó làm sạch phoi vì các lỗ bắt vít lõm xuống, thường lắp trên các mặt thẳng đứng.
Lọai 2-5b phiến tì có rãnh nghiêng sử dụng thuận tiện cho việc làm sạch, bảo quản nhưng chế tạo tốn kém hơn các loại khác.
Loại 2-5c phiến tì bậc, bề mặt làm việc dễ quét sạch phoi và làm sạch do có rãnh lõm 1^2mm, vì chiều rộng B lớn nên khó gá đặt trong đồ gá, ít dùng hơn.
Người ta sử dụng 2 phiến tì hay 3 phiến tì tạo thành một mặt phẳng định vị (chú ý nếu dùng 2 phiến tì, thì 1 phiến tì hạn chế 2 bậc tự do, phiến tì còn lại khống chế 1 bậc tự do; Nếu dùng 3 phiến tì, thì mỗi phiến tì hạn chế 1 bậc tựu do).Các phiến tì được lắp vào thân đồ gá bằng các vít kẹp và được mài lại cho đồng phẳng và đảm bảo độ song song (hay vuông góc với đế đồ gá) sau khi lắp .
Phiến tì thường làm bằng thép có hàm lượng các bon C=0,15^0,2%, tôi sau khi thấm than để đạt độ cứng HRC =55^60, qua mài bóng Ra=0,63^0,25.
Phiến tì đã được tiêu chuẩn hoá và cho trong các sổ tay cơ khí, sổ tay chế tạo máy, sổ tay thiết kế đồ gá.
5. Sai số định vị khi định vị bằng mặt phẳng,
Sai số định vị xảy ra do sai số chế tạo bề mặt định vị của chi tiết gia công và bề mặt định vị của chi tiết định vị của đồ gá.